Thứ Sáu, 29/3/2024 - 09:00:42 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Quan hệ Việt Nam - UNESCO tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp

THỨ SÁU, 14/01/2022 09:05:00 | HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(BKTO) - Việt Nam đã hoàn thành vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, thể hiện hình ảnh một quốc gia tích cực, có trách nhiệm trên các diễn đàn quốc tế, trong đó có Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Quan hệ giữa Việt Nam và UNESCO tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp.

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng năm 2022 của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/01.
 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang (ngồi giữa) phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: BNG


Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, trong năm 2021, Ủy ban đã tích cực, chủ động thể hiện vai trò, trách nhiệm của quốc gia thành viên trong việc đóng góp vào các công việc chung, đồng thời thúc đẩy các lợi ích của Việt Nam tại UNESCO.

Đáng chú ý, trong năm 2021, Việt Nam đã tham dự và đóng góp vào các vấn đề quan trọng mà UNESCO đang quan tâm, cũng như đã chủ động tham gia đồng tác giả các Nghị quyết của UNESCO về Ngày Quốc tế Khu dự trữ sinh quyển, Ngày Quốc tế Khoa học địa chất, Vai trò của phụ nữ trong hợp tác đa phương và Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Năm khoa học quốc tế cơ bản vì sự phát triển bền vững.

Về công tác nghiên cứu, xây dựng các hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận các loại hình danh hiệu, trong năm 2021, Ủy ban đã phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan xây dựng và vận động để UNESCO công nhận 2 khu dự dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) và Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) là khu dự trữ sinh quyển thế giới; hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; hồ sơ “Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng mở rộng” cũng được UNESCO thông qua...

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng tăng cường phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội; thúc đẩy hợp tác với các Ủy ban Quốc gia UNESCO trong khu vực và các đối tác khác; đưa quan hệ Việt Nam và UNESCO đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững; triển khai các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO để xây dựng chính sách, thực hiện các mục tiêu quốc gia, góp phần phát triển bền vững đất nước…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang đánh giá cao các kết quả mà Ủy ban đã đạt được trong năm qua.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã đưa ra những định hướng cho công tác của Ủy ban trong trong năm 2022 nhằm nâng cao hình ảnh, vai trò của Việt Nam tại UNESCO cũng như thúc đẩy bảo vệ các lợi ích quốc gia, tận dụng tri thức của UNESCO để xây dựng chính sách phục vụ phát triển đất nước.

Theo đó, Ủy ban cần chú trọng vào việc nghiên cứu, nắm bắt xu thế hợp tác, chuyển biến chính sách của các nước, nhóm nước trong UNESCO, từ đó khuyến nghị chính sách, chiến lược với Chính phủ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin - truyền thông…

Song song với đó, phát huy vai trò Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động tại Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025; tích cực triển khai công tác vận động đối việc Việt Nam ứng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 và Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội…/.

DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

42% doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

42% doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng vốn đầu tư vào Việt Nam

(BKTO) - Dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và niềm tin bị giảm sút, song vẫn có 42% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết sẽ tăng vốn đầu tư trong những tháng cuối năm 2022.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201