Thứ Bảy, 27/4/2024 - 07:52:18 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Dự kiến Kỳ thi THPT sau năm 2020 sẽ có nhiều đổi mới

THỨ TƯ, 25/09/2019 16:45:00 | GIÁO DỤC
(BKTO)- Ngày 25/9, Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sau năm 2020 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực diễn ra ở Văn phòng Chính phủ dưới dự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại cuộc họp bàn về lộ trình đổi mới thi THPT Quốc Gia, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia sau nhiều năm triển khai về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thi cử gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh và xã hội. Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT quốc gia của các trường ĐH, CĐ đã diễn ra thuận lợi, phù hợp với yêu cầu chất lượng đầu vào của các trường, các ngành.
 

Cuộc họp của Hội đồng quốc gia Giáo dục về Kỳ thi THPT Quốc gia - Ảnh: Internet

Phân tích cụ thể về những điều chỉnh qua mỗi năm thực hiện kỳ thi THPT quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cách thức tổ chức thi tại địa phương giúp thí sinh không phải di chuyển, tập trung về các thành phố lớn. Việc điều chỉnh hình thức thi, sử dụng kết quả thi cũng hướng đến việc đánh giá toàn diện đối với thí sinh, kết hợp đánh giá quá trình và cuối cấp học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến năm 2020 sẽ vẫn giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia như năm 2019. Đây cũng là kỳ thi cuối cùng trước khi bước sang một giai đoạn mới của lộ trình đổi mới thi THPT Quốc gia.

Theo dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau năm 2020 sẽ có nhiều điều chỉnh, trong đó có thay đổi cấu trúc bài thi tổ hợp. Về phương thức thi, vẫn là trắc nghiệm trên giấy và đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.

Về đối tượng dự thi, một trong những điểm khác biệt là sau năm 2020, học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng trường THPT (hoặc giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.

Còn học sinh có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT sẽ được tham gia Kỳ thi THPT quốc gia. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh.

Cũng theo tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021-2025 sẽ cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tuy nhiên sẽ thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi và đặc biệt là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Cụ thể, các bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019. Tuy nhiên, cấu trúc lại các câu hỏi trong các bài thi tổ hợp tự chọn (KHTN và KHXH) theo chuẩn đầu ra của chương trình, chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực; giảm số lượng câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp, đồng thời từng bước hoàn thiện thành bài thi tích học phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Mỗi bài thi khi chấm chỉ cho ra 1 đầu điểm duy nhất, không còn 4 đầu điểm như hiện nay (hiện nay đầu điểm của bài thi tổ hợp gồm 3 đầu điểm cho 3 môn thi thành phần và một đầu điểm của cả bài thi).

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có trách nhiệm chỉ đạo chung gồm: ban hành quy chế, ra đề thi, thanh kiểm tra, giám sát, chủ trì tổ chức chấm thi bài thi trắc nghiệm.

UBND các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức Kỳ thi tại địa phương mình, phối hợp với các ban ngành hữu quan thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi bài thi tự luận (nếu có), phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các cơ sở Giáo dục Đại học được Bộ điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, tổ chức chấm thi và phúc khảo bài thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra lưu ý, giai đoạn tiếp theo Bộ sẽ tiếp tục ổn định kỳ thi cho các học sinh học chương trình GDPT mới có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT.

Sau năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Những điều chỉnh về phương thức tổ chức, nội dung thi, hình thức thi và chi tiết nội dung về phương thức thi trên máy tính sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trước 1 năm để giáo viên, phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn tập và chuẩn bị tham gia kỳ thi.

THÙY CHI (tổng hợp ) 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201