Thứ Hai, 29/4/2024 - 16:35:04 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận những hạn chế, thiếu sót trong thi cử

THỨ SÁU, 03/08/2018 08:00:00 | GIÁO DỤC
(BKTO) - Thẳng thắn nhận trách nhiệm về những hạn chế của ngành giáo dục trong năm học qua, điển hình là tiêu cực trong Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia xảy ra tại một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị các địa phương, các chuyên gia và toàn xã hội hiến kế, cùng với ngành giáo dục khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo hiện nay.

Công tác tổ chức, giám sát thi THPT quốc gia còn hạn chế

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 02/8 tại Hà Nội, nhiều vấn đề “nóng” của ngành giáo dục thời gian qua đã được đông đảo các đại biểu quan tâm đề cập và bàn giải pháp tháo gỡ, trong đó có các vấn đề như lạm thu, chất lượng đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, kết quả Kỳ thi THPT quốc gia…

Phát biểu tại buổi tổng kết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, việc đổi mới giáo dục không phải có kết quả ngay mà phải có thời gian. “Có những thứ mất một vài năm, thậm chí có những thứ phải lâu hơn nhưng có những thứ có thể lắng nghe để khắc phục sao cho tốt nhất” - Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết năm học 2017-2018 - Ảnh: Nguyễn Lộc

Công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, theo Bộ trưởng, năm 2018 còn một số hạn chế, thiếu sót như: đề thi chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của thi THPT, có những câu hỏi có độ khó cao; phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT đối với các địa phương đã được tăng cường hơn nhưng vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát. 

Về vấn đề thi cử, ông Nhạ cũng thừa nhận, những ngày qua xã hội có rất nhiều thông tin. “Chúng ta phải nhìn nhận, cái gì được thì tiếp tục và cái gì chưa được, phải thẳng thắn thừa nhận để đưa ra những giải pháp tốt nhất”. Đề cập cụ thể đến gian lận thi cử xảy ra tại tỉnh Hà Giang, Sơn La vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá, đây là những vụ việc sai phạm có tính chất nghiêm trọng. Bộ đã báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý vụ việc trên tinh thần xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm. “Ở đây chúng tôi nói rõ, xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm, nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia và vội vàng đề nghị xóa bỏ Kỳ thi này như một số ý kiến đặt ra” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu.


Đổi mới chương trình, sách giáo khoa chưa đạt tiến độ

Nhận xét về kết quả GD&ĐT trong năm qua, Bộ trưởng cho hay, năm học vừa qua, ngành giáo dục đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra và đạt được một số kết quả nổi bật: Chất lượng các hoạt động GD&ĐT ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao.

Mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển, tỷ lệ trường, lớp ngoài công lập tăng nhanh. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu ở tất cả các độ tuổi.

Quy mô giáo dục phổ thông tiếp tục ổn định, từng bước được rà soát, sắp xếp. Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được nhiều thành tựu quan trọng với kết quả nổi bật của các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế và khu vực, thi khoa học kỹ thuật quốc tế.

Công tác xây dựng xã hội học tập từng bước đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Nhiều trường đại học của nước ta đã có tên trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm đối với những hạn chế trong thi cử vừa qua - Ảnh: Nguyễn Lộc

Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, Bộ trưởng thừa nhận vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải nghiêm túc xem xét rút kinh nghiệm như: Vẫn còn tình trạng thiếu trường lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các trường mầm non.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh còn hạn chế; cá biệt có một số giáo viên, học sinh có hành vi ứng xử thiếu văn hóa gây mất niềm tin của cha mẹ học sinh, bức xúc trong xã hội.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương thảo luận, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý giáo dục các cấp trong năm học vừa qua, trong đó, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương trong từng vấn đề cụ thể như: tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giảm bạo hành trẻ và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.

Đối với giáo dục phổ thông, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi, kiểm tra đánh giá đặc biệt là Kỳ thi THPT quốc gia; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Đối với giáo dục đại học, tiếp tục đẩy mạnh việc tự chủ của các trường đại học, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội để tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo ngày càng tăng.


NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201