Thứ Sáu, 17/5/2024 - 12:45:26 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong công tác tiêm chủng

THỨ HAI, 25/06/2018 15:15:00 | Y TẾ
(BKTO) - Tại Lễ phát động Tuần lễ Tiêm chủng quốc gia với chủ đề "Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng" do Bộ Y tế vừa tổ chức cuối tuần qua, bà Satoko Otsu - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam - đánh giá: Với trên 95% trẻ em sinh ra mỗi năm được tiêm chủng miễn phí phòng 10 loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc bảo vệ trẻ em khỏi các dịch bệnh thông qua Chương trình Tiêm chủng.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai từ năm 1985. Trung bình mỗi năm, Việt Nam chào đón khoảng 1,7 triệu trẻ em ra đời, hơn 95% trong số đó được tiêm chủng miễn phí phòng 10 loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt trong Chương trình này. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005. 

Có được thành tựu trên, những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ. Trong giai đoạn 2016-2020, Dự án Tiêm chủng mở rộng tiếp tục là một dự án ưu tiên của Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.
 

Hơn 95% trẻ em Việt Nam được tiêm chủng phòng bệnh từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng - Ảnh: Nguyễn Đoàn

Đặc biệt, việc khai trương và đưa Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia vào hoạt động từ tháng 3/2017 đã giúp quản lý đối tượng tốt hơn, theo dõi lịch sử tiêm chủng của trẻ đầy đủ và chính xác hơn, kịp thời nhắc các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Hiện nay, Hệ thống đã được vận hành trên toàn quốc với hơn 11 nghìn điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã/phường và hầu hết các điểm tiêm chủng dịch vụ, các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có phòng tiêm trên cả nước.

Theo PGS,TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Phó Trưởng Ban Điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - sau một thời gian triển khai, Hệ thống đã cho thấy những lợi ích thiết thực và hiệu quả đối với cán bộ y tế tại tuyến cơ sở và các cấp quản lý; tiến tới không còn tình trạng quản lý tiêm chủng bằng giấy, giảm tối đa việc sử dụng giấy tờ, sổ sách, thực hiện quản lý các đối tượng tiêm chủng bằng các phần mềm trên máy tính.

Hiện nay, đã có hơn 10 triệu đối tượng tiêm chủng là trẻ em và phụ nữ được quản lý trên Hệ thống. Trong thời gian tới, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ phối hợp với các đơn vị trong việc rà soát lại hệ thống sổ sách, báo cáo và cập nhật vào Hệ thống để thuận lợi hơn cho các cán bộ trong quá trình sử dụng và quản lý hoạt động tiêm chủng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các địa phương cần giải quyết dứt điểm những “vùng lõm” về tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt hơn 95% trên quy mô xã, đặc biệt tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

HÀ THU
Theo Báo Kiểm toán số 25 ra ngày 21-6-2018

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201