Thứ Ba, 7/5/2024 - 14:45:24 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý mẫu xét nghiệm

THỨ SÁU, 04/06/2021 13:57:57 | Y TẾ
(BKTO) - Nhóm chuyên gia của Bộ Y tế vừa giúp tỉnh Bắc Giang xây dựng Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý mẫu xét nghiệm. Hệ thống này đã góp phần giúp tỉnh Bắc Giang giải quyết được bài toán quá tải mẫu, thiếu thông tin về mẫu và chậm trả kết quả xét nghiệm Covid-19.

Hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý mẫu xét nghiệm là sản phẩm của một nhóm chuyên gia trẻ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tham gia trong Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế trợ giúp Bắc Giang chống dịch. Đây là những thành viên tinh nhuệ thuộc Tổ điều tra, giám sát dịch.
 

Ứng dụng CNTT giúp việc quản lý mẫu xét nghiệm khoa học, rõ ràng - Ảnh: Bộ Y tế


TS, BS Ngũ Duy Nghĩa - Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - người đã có kinh nghiệm trợ giúp Đà Nẵng, Hải Dương trong những đợt dịch trước - cho biết, tình hình dịch tại Bắc Giang lần này khác rất nhiều so với những ổ dịch tại các địa phương trước đó, cả về quy mô, mức độ lẫn diễn biến. Trong bất cứ đợt dịch nào khâu điều tra, giám sát dịch đều được xác định là nhiệm vụ đi trước, một mắt xích quan trọng. Chính vì vậy, nếu khâu này làm không tốt sẽ khiến cho những công đoạn sau gặp nhiều khó khăn.

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, nhóm chuyên gia dưới sự lãnh đạo của PGS,TS. Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đã giúp Bắc Giang xây dựng kế hoạch khung về lấy mẫu xét nghiệm, tầm soát, truy vết hết sức rõ ràng.

Kế hoạch khung giúp định hướng rõ cho các huyện các loại mẫu xét nghiệm cần phải lấy; mục đích, ý nghĩa của từng loại để từ đó xác định loại mẫu nào cần phải ưu tiên lấy trước và ưu tiên lấy trước ở địa điểm nào (dựa vào việc phân loại các nhóm đối tượng từ nguy cao tới thấp).

Từ kế hoạch khung, tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, các huyện tiếp tục phát triển và xây dựng kế hoạch lấy mẫu chi tiết của huyện theo từng ngày. Khi có kế hoạch chi tiết, các cơ quan quản lý nhà nước mới có một cái nhìn tổng thể, bao quát để điều phối các lực lượng một cách hợp lý, qua đó đảm bảo tính hệ thống, chiến lược, khoa học và hiệu quả trong công tác lấy mẫu.

Từ kế hoạch lấy mẫu, nhóm chuyên gia Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang xây dựng sơ đồ lấy mẫu tại thực địa. Theo sơ đồ này, việc tổ chức lấy mẫu tại các địa bàn được diễn ra quy củ, khoa học. Khu vực lấy mẫu phải đảm bảo về mặt giãn cách phòng, chống dịch, tránh lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên y tế lẫn người dân, đảm bảo luồng đi 1 chiều, thông suốt.

Đặc biệt, để giải quyết được thông tin của các mẫu gộp một cách bài bản, hệ thống và có hiệu quả, các chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã cùng các đồng nghiệp của tỉnh Bắc Giang xây dựng giải pháp về ứng dụng CNTT nhằm giúp thu thập, quản lý và làm sạch thông tin mẫu bệnh phẩm ngay tại thực địa. Điều đặc biệt trong giải pháp này là các chuyên gia đã thiết kế, cài đặt kỹ thuật để khi cán bộ nhập dữ liệu có thể hạn chế tới mức tối đa về mặt sai số.

Tại khu vực thực địa, cạnh bàn lấy mẫu là bàn của cán bộ thu thập thông tin, hai hoạt động này diễn ra song hành, tương trợ lẫn nhau. Trong quá trình áp dụng, triển khai tại Bắc Giang, một ngày dưới khu vực lấy mẫu thực địa sẽ tổng hợp thông tin và chuyển cho tuyến huyện. Sau khi tuyến huyện rà soát thông tin sẽ tiếp tục chuyển lên tuyến tỉnh cho 2 đầu mối gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và tổ tổng hợp danh sách mẫu xét nghiệm (thuộc Sở Y tế) 2 lần/ngày.

Theo bác sĩ Nghĩa, phần mềm lưu trữ thông tin người lấy mẫu này được thiết kế rất phù hợp, hiệu quả. Khi có một kết quả ra thì chúng ta có thể truy xuất ngay được thời gian, địa điểm, đối tượng đó là ai một cách chính xác, rõ ràng. Qua đó giúp cho công tác truy vết, xử lý ca bệnh, ổ dịch được nhanh chóng nhất. Việc có được kết quả xét nghiệm một cách có hệ thống cũng giúp phân tích, nhận định tình hình được rõ ràng hơn.

Tới thời điểm hiện tại, hệ thống quản lý mẫu xét nghiệm do nhóm chuyên gia của Bộ Y tế xây dựng đã góp phần giúp tỉnh Bắc Giang về cơ bản giải quyết được bài toán quá tải mẫu, thiếu thông tin về mẫu và chậm trả kết quả xét nghiệm trong giai đoạn đầu của đợt dịch. Đây được xem là một trong những đóng góp rất thiết thực, góp phần giúp địa phương có thêm "vũ khí" trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

Đ. KHOA
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201