Thứ Hai, 29/4/2024 - 17:00:51 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Góp phần tăng khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế

THỨ SÁU, 06/07/2018 07:25:00 | Y TẾ
(BKTO) - Đó là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh tại Hội nghị Triển khai Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về điều chỉnh giá dịch vụ y tế (Thông tư 15), diễn ra sáng nay (05/7).

 

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ góp phần cân đối Quỹ BHYT - Ảnh: Đ. Khoa

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, sau một thời gian thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT- BYT-BTC (Thông tư 37) quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (Thông tư 37), bên cạnh những kết quả tích cực, Thông tư đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt, Thông tư 37 chưa tính đúng, tính đủ chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ, chi phí khấu hao…

Chính vì vậy, Bộ Y tế ban hành Thông tư 15 nhằm khắc phục những hạn chế của Thông tư 37, điều chỉnh một số giá dịch vụ y tế và cân đối nguồn chi của BHYT. 

“Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 15 sẽ góp phần tăng khả năng cân đối Quỹ BHYT đến năm 2020, trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng BHYT. Các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về gường bệnh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nên giảm việc chỉ định quá mức”- Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, khi xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đã tính toán và báo cáo mức đóng BHYT là 3% phù hợp với mức viện phí quy định tại Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 và Thông tư số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH. Mức đóng 4,5% lương phù hợp với mức giá dịch vụ tính đủ chi phí trực tiếp. Khi mức giá tính thêm tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao theo lộ trình thì phải điều chỉnh đóng BHYT tăng lên và Luật đã quy định tối đa 6% lương. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến năm 2020, chưa điều chỉnh mức đóng BHYT. Do đó, phải điều chỉnh mức giá để bảo đảm cân đối Quỹ BHYT cho đến năm 2020.

Mặc dù đã điều chỉnh, song theo Bộ Y tế, nhiều vấn đề bất cập về giá dịch vụ y tế vẫn chưa được giải quyết trong Thông tư 15. Do vậy, để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá, trong thời gian tới, vẫn phải tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính căn cứ vào diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, khả năng cân đối Quỹ BHYT để tính toán lộ trình và thời điểm điều chỉnh cho phù hợp.

Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, cùng với Thông tư 15, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chuẩn hóa các dịch vụ kỹ thuật. “Các nước họ chỉ có khoảng 3.000 dịch vụ, Việt Nam có tới 17.000 dịch vụ. Do đó, phải sắp xếp lại, phân tuyến các hạng kỹ thuật cho phù hợp với giá và các điều kiện”- Thứ trưởng nói.

Mặt khác, Bộ Y tế cũng đang triển khai Nghị quyết số 20/NQ-TW. Theo tinh thần của Nghị quyết, trong thời gian tới phải tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở nhằm giải quyết căn cơ được vấn đề quá tải bệnh viện và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất.

“Bộ Y tế đang tập trung chỉ đạo quản lý bệnh tăng huyết áp, tiểu đường ngay tại tuyến xã. Nhiều tỉnh thành phố đã làm được điều này, góp phần tiết kiệm cả chi phí cho người bệnh. Người bệnh có Thẻ BHYT đến khám chữa bệnh tại trạm y tế sẽ không phải cùng chi trả”- Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho hay.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị, các đơn vị trong quá trình triển khai Thông tư 15 cần lưu ý việc thực hiện đúng các nội dung đã ký kết trong hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH. Bên cạnh đó, lãnh đạo các Sở Y tế cần quan tâm quản lý để đảm bảo Quỹ BHYT được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Dù số chi Bảo hiểm xã hội tăng lên nhưng ngược lại, ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện đã giảm. Số thống kê chưa đầy đủ của 45 tỉnh/thành phố cho thấy, so với  năm 2016, năm 2017, ngân sách cấp cho các bệnh viện giảm khoảng 4.850 tỷ đồng, năm 2018 giảm 7.150 tỷ đồng, riêng các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, năm 2017 đã giảm 486 tỷ đồng, năm 2018 giảm 571 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố có số giảm nhiều như TP.HCM giảm khoảng 1.200 tỷ đồng, Thái Nguyên khoảng 170 tỷ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỷ đồng…

Thông tư 37 là một bước tiến quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; làm tăng quyền lợi của người có Thẻ BHYT, khuyến khích các cơ sở tuyến dưới phát triển kỹ thuật; góp phần làm tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT và số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (đến nay, 59 đơn vị đã tự bảo đảm chi thường xuyên); giảm số lượng người làm việc tại các bệnh viện hưởng lương từ NSNN (riêng các bệnh viện thuộc Bộ Y tế giảm được trên 20.000 người với số tiền khoảng 1.900 tỷ đồng/năm).


Đ. KHOA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201