Thứ Tư, 15/5/2024 - 20:12:53 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để quản lý người nhập cảnh thí điểm cách ly 7 ngày

THỨ SÁU, 02/07/2021 14:43:40 | Y TẾ
(BKTO) - Để triển khai thí điểm cách ly y tế 7 ngày đối với người nhập cảnh đủ điều kiện, ngày 01/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, khảo sát thực địa và kiểm tra công tác cách ly y tế trên địa bàn tỉnh. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Trưởng đoàn công tác nhấn mạnh: Công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố then chốt để thực hiện việc quản lý người nhập cảnh hiệu quả.

Cần sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nghe các chuyên gia chia sẻ về quy trình cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh; hướng dẫn việc xét nghiệm; ứng dụng CNTT trong quản lý tờ khai y tế, người nhập cảnh… Đồng thời, cuộc họp cũng nghe ý kiến trao đổi của nhiều Bộ, ngành liên quan về những vấn đề liên quan đến quy trình cách ly cho người nhập cảnh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Phương - Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết, ngay khi hành khách nhập khẩu vào cảng hàng không, bộ phận liên quan phải phân loại đối tượng ngay tại cửa khẩu. Để làm được điều này cần phải có thông tin trước, yêu cầu người nhập cảnh phải đăng ký trước địa điểm lưu trú và công khai mọi thông tin liên quan đến chi phí cách ly, ăn, sinh hoạt…

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông thì đề nghị tỉnh Quảng Ninh cử cán bộ chuyên trách để tham gia tập huấn cùng các chuyên gia công nghệ của Bộ Thông tin và Truyền thông về phần mềm quản lý người nhập cảnh...

Đại diện tỉnh Quảng Ninh cũng chia sẻ, để triển khai thực hiện thí điểm, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp một số khó khăn như chưa có đủ cơ sở để xác nhận tính pháp lý của các hồ sơ của đối tượng nhập cảnh áp dụng thí điểm gồm: Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, danh sách các loại vắc xin được phép áp dụng trong Hướng dẫn thí điểm; Giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19...
 

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác cách ly tập trung người nhập cảnh tại Quảng Ninh - Ảnh: Bộ Y tế


Bên cạnh đó, hiện có ít tài liệu để hướng dẫn sử dụng CNTT nhằm quản lý, giám sát người cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú; chưa có sự đồng thuận của các tỉnh/thành phố áp dụng triển khai đón, tiếp nhận, quản lý, giám sát người hoàn thành cách ly tập trung, để về cách ly tại nơi cư trú. Ngoài ra Quảng Ninh mới chỉ được hướng dẫn xét nghiệm kháng nguyên, chưa được hướng dẫn triển khai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2...

Bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, trách nhiệm của tỉnh rất lớn trong thực hiện thí điểm việc cách ly 7 ngày với người nhập cảnh tại Quảng Ninh đã đủ điều kiện. Đây là sự tin tưởng của Trung ương với tỉnh Quảng Ninh, do đó, Quảng Ninh luôn sẵn sàng thực hiện. Tuy nhiên, đề nghị một số Bộ, ngành liên quan cùng phối hợp với Quảng Ninh để thực hiện chính sách thí điểm này nhằm đạt hiệu quả cao.

Theo đó, Bộ Ngoại Giao cần thực hiện "gác cổng ngay từ đầu bên kia", trường hợp nào cách ly 7 ngày, trường hợp nào 14 ngày và làm rõ vấn đề thu phí ngay trước khi hành khách về Việt Nam để thuận tiện hơn cho cả đơn vị thực hiện và người nhập cảnh. “Chúng ta cũng cần làm rõ trách nhiệm từng Bộ, ngành và địa phương như thế nào. Khi càng làm khoa học, càng chặt chẽ bao nhiêu thì càng hiệu quả bấy nhiêu” - Bà Nguyễn Thị Hạnh đề nghị.

Bổ sung ngay những nội dung hướng dẫn phù hợp với thực tiễn

Trên cơ sở các ý kiến tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, có 2 vấn đề cần quan tâm, hướng dẫn ngay để triển khai thí điểm cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh.

Thứ nhất là phải hướng dẫn địa phương thực hiện tốt kỹ thuật xét nghiệm đối với trường hợp nhập cảnh; tập trung hướng dẫn về kỹ thuật xét nghiệm kháng thể, vì đây là một trong những yếu tố để quyết định có được cách ly 7 ngày hay không.

Vấn đề thứ hai là ứng dụng CNTT trong theo dõi đối tượng cách ly 7 ngày. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng tỉnh Quảng Ninh cần lên chương trình tập huấn cụ thể về CNTT trong quản lý người nhập cảnh. “Công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để thực hiện việc quản lý người nhập cảnh hiệu quả. Chúng ta phải làm thật tốt, đặc biệt là phải hướng dẫn ngay từ đầu đối với những người tổ chức thủ tục nhập cảnh tại sân bay cũng như những nơi tổ chức cách ly tập trung và đặc biệt sau khi hết cách ly tập trung" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị các Bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh cần quán triệt thực hiện trách nhiệm được phân công theo các văn bản liên quan đã ban hành. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phải hướng dẫn cụ thể địa phương cách làm các nội dung chuyên môn, đặc biệt là nội dung liên quan đến xét nghiệm người nhập cảnh. Đồng thời các Bộ, ngành Trung ương bổ sung ngay những nội dung hướng dẫn phù hợp với thực tiễn, khả thi. 

Để đảm bảo việc triển khai thí điểm đạt hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu khi có chuyến bay gần nhất về Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, các Bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập theo đúng nội dung chỉ đạo của Bộ Y tế.

“Việc thí điểm bao giờ cũng có những khó khăn, thuận lợi. Tinh thần là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để làm sao triển khai ngày càng tốt hơn, đảm bảo ‘mục tiêu kép’ vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 25/6/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3092/QĐ-BYT về triển khai thí điểm "Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh". Theo đó, Bộ Y tế triển khai thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ 01- 31/7. Thời gian cách ly y tế tập trung là 7 ngày đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Ngoài ra, có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 và xét nghiệm kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính vào ngày thứ nhất sau khi nhập cảnh.
Đ. KHOA 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201