Thứ Sáu, 29/3/2024 - 22:25:55 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Gỡ vướng cho sắp xếp, xử lý tài sản công của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

THỨ HAI, 27/05/2019 09:55:00 | VĂN HÓA
(BKTO) - Việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) thời gian qua được đánh giá là chậm, trong đó có nguyên nhân do thiếu sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, cũng như những quy định có liên quan chưa chặt chẽ, phù hợp.

Có chuyển biến nhưng còn chậm

Thời gian qua, việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công của ngành VH,TT&DL được thực hiện theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước (Quyết định 09), nay được thay thế bằng Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (Nghị định 167). Công tác sắp xếp đã bước đầu mang lại kết quả, song chuyển biến còn chậm. 

Theo thống kê, các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập thuộc Bộ VH,TT&DL hiện đang được giao quản lý và sử dụng 139 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất hơn 2,91 triệu m2; tính đến tháng 4/2018, còn 70 cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án sắp xếp (chiếm tỷ lệ 50,36%). Theo báo cáo đến hết năm 2017, Bộ còn trực tiếp quản lý, sở hữu 10 DNNN với tổng diện tích đất là hơn 12.500 m2. Các DN đã thực hiện sắp xếp, xử lý nhà đất theo Quyết định 09. 

Từ năm 2018, khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực, Nghị định 167 ra đời thay thế Quyết định 09, việc sắp xếp tài sản công tại Bộ VH,TT&DL tiếp tục được thực hiện theo quy định mới. 

Để phục vụ cho quá trình sắp xếp các cơ sở nhà, đất của Bộ VH,TT&DL, cũng như thúc tiến độ còn chậm, năm 2018, UBND TP. Hà Nội, Bộ Tài chính đã có Công văn về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công do các đơn vị thuộc Bộ VH,TT&DL đang quản lý, sử dụng trên địa bàn TP. Hà Nội. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ VH,TT&DL chỉ đạo các đơn vị rà soát, kiểm tra lại toàn bộ việc kinh doanh cho thuê, liên doanh, liên kết tại 14 cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án sắp xếp (Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Nhà hát Múa rối Việt Nam...); 4 đơn vị đã phê duyệt phương án sắp xếp nhưng có một phần sử dụng vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết; 7 cơ sở nhà đất có hiện trạng sử dụng và phương án đề xuất chưa phù hợp.

Thực tế này đã được lãnh đạo Bộ nhìn nhận và có ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị tập huấn về Công tác quản lý tài chính, tài sản công tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ diễn ra vào tháng 3/2018. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải rà soát lại tình hình tại mỗi đơn vị (về tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết...). Những nội dung nào không hợp lý thì phải thu hồi. “Không thể có suy nghĩ “xưa bày nay làm”, các nhà lãnh đạo trước có thể thực hiện khác nhưng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã có hiệu lực thì phải thực hiện theo pháp luật hiện hành” - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh.

Cần hoàn thiện quy định pháp luật để sắp xếp, xử lý dứt điểm

Theo đại diện Bộ VH,TT&DL, Quyết định 09, nay là Nghị định 167 đã và đang trở thành khung pháp lý quan trọng để các đơn vị chủ động rà soát, thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng nhà, đất hướng đến mục tiêu kỷ cương, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao hơn.“Ý thức trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp sử dụng nhà, đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê được nâng lên rõ rệt” - Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình cho biết. 

KTNN cũng đã có đánh giá, việc thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công do Bộ VH,TT&DL quản lý thời gian qua đã có bước chuyển biến. Việc thực hiện sắp xếp nhà, đất công tại các đơn vị thuộc Bộ VH,TT&DL theo Quyết định 09 về cơ bản theo đúng quy định, bước đầu bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công tại các đơn vị thuộc Bộ VH,TT&DL cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, nổi bật là tình hình tranh chấp, chiếm dụng trái phép tại các cơ sở nhà, đất công kéo dài chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm. Một trong những nguyên nhân được xác định là do vướng quy trình, thủ tục liên quan... Bên cạnh đó, hồ sơ pháp lý quản lý đất của một số đơn vị chưa đầy đủ, tiến độ thực hiện chậm nên tỷ lệ cơ sở nhà, đất hoàn thiện phương án sắp xếp chưa cao. 

Đại diện Vụ Kế hoạch, Tài chính (Bộ VH,TT&DL) cho biết thêm, một số cơ sở nhà, đất hiện đang khó khăn trong việc xác định phạm vi điều chỉnh đối với các cơ sở nhà, đất được đầu tư xây dựng bằng nguồn quỹ phúc lợi của các DN; đất, nhà, công trình gắn liền với đất là tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng… 

Tuy nhiên, đại diện Bộ này cho rằng, Quyết định 09 và Nghị định 167 có một số bất cập cần được sửa đổi, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp của Bộ. “Nghị định 167 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập, trong đó có quy định về việc sắp xếp tài sản công. Sau khi nghị định sửa đổi được ban hành, Bộ sẽ thực hiện sắp xếp quyết liệt hơn” - Chánh Văn phòng Bộ cho biết.
NGUYỄN LỘC
Theo Báo Kiểm toán số 21 ra ngày 23-5-2019

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201