Thứ Sáu, 26/4/2024 - 20:29:12 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương

CHỦ NHẬT, 26/08/2018 07:25:00 | VĂN HÓA
(BKTO) - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và ủy quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo - đây là một trong những nội dung được đề cập tại Hội thảo Chính phủ và chính quyền địa phương được Bộ Nội vụ tổ chức sáng ngày 25/8.

Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến để sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ được Bộ báo cáo tại phiên họp Chính phủ vào ngày 30/8 tới.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, nội dung sửa đổi 2 Luật này tập trung vào việc phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và chính quyền địa phương theo hướng phân cấp mạnh, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo. 

Hội thảo cũng đề cập đến việc sửa các quy định liên quan đến việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện cũng như việc thí điểm hợp nhất, nhất thể hóa đơn vị Đảng, Nhà nước, đảm bảo tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, phục vụ dân tốt hơn. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Thu Hằng

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự cũng đã nêu ý kiến đề xuất về việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính. Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến, việc giảm số lượng đại biểu HĐND một cách hợp lý, kiện toàn bộ máy một cách gọn nhẹ là quan điểm cần quan tâm. Dẫn ví dụ thực tế, ông Luyến cho rằng, lượng cán bộ, công chức HĐND hiện nay đông nhưng chưa mạnh. Hoạt động của HĐND tập trung chủ yếu vào các kỳ họp (1 năm 2 kỳ), nhưng số lượng đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại các kỳ họp này cũng hạn chế, vì vậy việc bố trí đông chỉ gây lãng phí về công sức, thời gian, kinh phí.

GS.TS Nguyễn Hữu Khiển - nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia cũng ủng hộ việc giảm số lượng đại biểu HĐND bởi thực tế vừa qua, cơ cấu này mang nặng tính hình thức và chưa thực sự thể hiện được vai trò, tiếng nói trước những vấn đề hệ trọng ở cấp địa phương.

Theo Bộ Nội vụ, ngoài Hội thảo khoa học này, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học khác liên quan đến việc sửa đổi 2 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Các ý kiến đóng góp liên quan đến sửa đổi 2 Luật trên, trọng tâm là vấn đề đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương; phân cấp quản lý, giao trách nhiệm cho các cấp chính quyền đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo sẽ được Bộ Nội vụ tổng hợp và báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. 

NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201