Thứ Sáu, 26/4/2024 - 17:37:06 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Dấu ấn của những “bông hồng thép” trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử

THỨ BA, 21/05/2019 16:10:00 | VĂN HÓA
(BKTO)- Tại triển lãm "Kiêu hãnh Trường sơn" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội nữ Chiến sĩ Trường Sơn tổ chức, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh- Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959- 19/5/2019) và 10 năm thành lập Hội nữ Chiến sĩ Trường Sơn (2009- 2019) đang diễn ra tại Hà Nội, công chúng đã có thêm cơ hội để hiểu hơn về những nữ chiến sĩ từng làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử.

Các cựu nữ cựu nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong tham quan triển lãm


Từ năm 1959 đến năm 1975 trên tuyến đường Trường Sơn đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt, Mỹ đã thả xuống 4 triệu tấn bom đạn các loại, hàng triệu lít hóa chất, gây mưa nhân tạo, tạo bùn nhằm cản trở tuyến vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam. Tuy nhiên, với ý chí kiên cường, "tất cả cho tiền tuyến", các lực lượng làm nhiệm vụ vận tải, chi viện đã không quản khó khăn, gian khổ để đưa hàng hóa, lương thực, vũ khí đến chiến trường. 

Trong chiến công vĩ đại của con đường Trường Sơn mang tầm vóc lịch sử, ngoài các chiến sĩ nam giới, không thể không nhắc đến gần 2 vạn nữ chiến sĩ từ khắp các địa phương trong cả nước tình nguyện trực tiếp đóng góp công sức chiến đấu với bao mồ hôi, nước mắt và xương máu, đánh đổi cả sự hy sinh của bản thân mình. Họ là những nữ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, bộ đội thông tin, giao liên, quân y, văn công, lái xe, nhà văn, nhà báo, công binh…

Con đường Trường Sơn đã để lại những cái tên trở thành huyền thoại như: Mười cô gái Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc; Tiểu đoàn nữ chiến sĩ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây; Đội nữ chiến sĩ lái xe mang tên người nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh; Tiểu đoàn Vận tải 232 thuộc Cục hậu cần Quân khu V; hay những cái tên bất tử như: La Thị Tám, Nguyễn Thị Huấn, Hồ Thị Thu Hiền…
 

Một góc triển lãm


Chiến tranh lùi xa, những nữ chiến sĩ may mắn sống sót lại trở về với đời thường, với gia đình để xây dựng cuộc sống mới. Trong họ, ký ức về cuộc chiến và cả những chiến tích, những tấm gương của đồng đội vẫn mãi được lưu giữ theo thời gian.

Với ba chủ đề: Dấu ấn một huyền thoại, Những bông hồng thép, Phía sau cuộc chiến...; triển lãm khắc họa lịch sử một con đường bằng chính sự can đảm, bền bỉ, khát vọng và cả những hồn nhiên đời thường của những "bông hồng thép" đã sống, chiến đấu và hi sinh cho con đường huyết mạch- con đường quyết thắng này.

Chủ đề “Dấu ấn một huyền thoại”- giới thiệu khái quát về con đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Trong vòng 16 năm hoạt động, đường Trường Sơn đã thiết lập nên một mạng lưới giao thông đường bộ gồm 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang nối Đông và Tây Trường Sơn với tổng chiều dài gần 20.000km, chi viện hàng triệu lượt sức người, sức của vào chiến trường miền Nam, trong đó 18.000 nữ giới đã tham gia vào hầu khắp các lực lượng trên tuyến đường này.

“Những bông hồng thép”- những hình ảnh, tài liệu của phần này nhằm giới thiệu tới công chúng cuộc sống của người con gái trên đường Trường Sơn qua lời kể của 60 nhân chứng. Đối diện với đạn bom, với cái chết, các chị đã động viên nhau vượt qua tất cả để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Và có những cái tên đã trở thành bất tử như: Chị La Thị Tám, 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc; Đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh...

"Phía sau cuộc chiến”- là câu chuyện của những nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa khi về với đời thường. Đối diện với nhiều khó khăn của cuộc sống, họ lại chung tay san sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua bằng những hành động thiết thực, như: Xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống...
 

Cựu nữ thanh niên xung phong gặp lại nhau tại triển lãm


Triển lãm "Kiêu hãnh Trường sơn" được tổ chức với mong muốn tôn vinh những đóng góp, hi sinh trên tuyến đường Trường Sơn, đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau với các thế hệ đi trước, chia sẻ với những nỗi đau phía sau cuộc chiến để thêm yêu hòa bình và gìn giữ nền độc lập dân tộc. Triển lãm một lần nữa làm sống dậy niềm kiêu hãnh của nhiều người con nước Việt trước những người con gái đã trở thành huyền thoại giữa núi rừng Trường Sơn.

Triển lãm mở cửa phục vụ công chúng đến hết ngày 15/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
 
Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201