Thứ Năm, 02/5/2024 - 23:07:39 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

VN-Index rơi xuống thấp nhất trong hơn 3 năm qua

THỨ SÁU, 20/03/2020 18:10:00 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO)- Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều 20/3, đặc biệt trong đợt khớp ATC đã khiến bộ ba nhà Vingroup lần lượt nằm sàn và đẩy VN-Index về mức thấp nhất trong hơn 3 năm khi để thủng mốc 710 điểm.

Ảnh minh họa - Nguồn: Sưu tầm.


Chưa giảm đà lao dốc

Trước những biến động tiêu cực trên thị trường chứng khoán, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước đã được triển khai như giảm giá dịch vụ chứng khoán, hạ lãi suất điều hành… với kỳ vọng sẽ "hồi sức" cho thị trường.

Những chính sách này ngay lập tức phần nào đem lại những tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. Sau những rung lắc và thử thách thành công tại ngưỡng 745 điểm, thị trường chứng khoán đã đảo chiều hồi nhẹ trong phiên 18/3, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp. Những tín hiệu này đã đem lại nhiều kỳ vọng về sự hồi phục cho các nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, không nằm ngoài phân tích và dự đoán của các chuyên gia, chứng khoán Việt vẫn chịu tác động mạnh bởi những tiêu cực từ thị trường quốc tế. Cụ thể, sau phiên hồi nhẹ 18/3, thị trường trong nước đã ngay lập tức quay đẩu lao dốc mạnh trong phiên 19/3. Đồng loạt bluechip giảm sâu cùng những mã vừa và nhỏ tăng nóng bị chốt lời khiến VN-Index có thời điểm để mất hơn 31 điểm, trước khi dừng chân dưới mốc 725 điểm.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tác động nhiều tới thị trường là giao dịch nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại đã kéo dài chuỗi ngày bán ròng mạnh hàng trăm tỷ đồng qua từng phiên giao dịch.

VN- Index giảm thấp nhất trong 3 năm 

Bước vào phiên sáng cuối tuần 20/3, thị trường đảo chiều hồi nhẹ ngay khi mở cửa nhờ sự khởi sắc của một số bluechip. Tuy nhiên, dòng tiền khá yếu khiến thị trường tăng kém bền vững.

Chỉ sau hơn 20 phút giao dịch, khi VN-Index tiếp cận mốc 930, áp lực bán gia tăng đã khiến thị trường quay đầu điều chỉnh. Với tâm lý thận trọng và dòng tiền chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến đà tăng thị trường kém bền vững. Chỉ số VN-Index quay đầu đi xuống ngay đợt giao dịch khớp lệnh và đã chia tay mốc 715 điểm khi chốt phiên sáng do gánh nặng chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechip, cùng hàng loạt các mã vừa và nhỏ tăng nóng chịu áp lực bán chốt lời.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn giao dịch khá tiêu cực, chỉ số VN-Index tiếp tục bị đẩy về dưới mốc 710 điểm. Ngay khi thủng ngưỡng này, nhà đầu tư kỳ vọng đã tìm thấy đáy và bơm mạnh dòng tiền giúp thị trường bật ngược đi lên.

Tuy vậy, VN-Index chưa kịp chạm mốc 720 điểm đã thoái lui trong đợt khớp ATC trước áp lực bán thường trực khá lớn. Trong đó, bộ 3 cổ phiếu nhà Vingroup là nhân tố chính nhấn chìm VN-Index về dưới vùng giá 710 điểm.

Đóng cửa, với 211 mã giảm (29 mã giảm sàn) và 124 mã tăng, VN-Index giảm 16,21 điểm (-2,23%) xuống 709,73 điểm - mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua. Tổng khối lượng giao dịch đạt 230,59 triệu đơn vị, giá trị 4.216,85 tỷ đồng, giảm 34,69% về khối lượng và đạt xấp xỉ về giá trị so với phiên 19/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 33,14 triệu đơn vị, giá trị 1.078,89 tỷ đồng.

Nhóm VN30 khá cân bằng với 12 mã tăng và 13 mã giảm. Trong đó, các mã tăng trong biên độ khá hẹp, ngoại trừ GAS 4,7% lên 57.900 đồng/CP, VNM ngắt nhịp sau 7 phiên giảm liên tiếp khi 1,1% lên 90.000 đồng/CP, PLX tăng hơn 1,2% lên 40.600 đồng/CP, MWG 2,1% lên 77.200 đồng/CP, VJC 5,1% lên 103.000 đồng/CP.

Trên sàn HNX, sau gần 1 giờ nỗ lực, thị trường đã đảo chiều thành công nhờ lực kéo từ bluechip. Đóng cửa, với 27 mã tăng và 42 mã giảm, HNX-Index tăng 0,8 điểm (-0,79%) lên 101,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50 triệu đơn vị, giá trị 391,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,33 triệu đơn vị, giá trị 71,46 tỷ đồng.

Trên UPCoM, nỗ lưc kéo cuối phiên chưa đủ mạnh để giúp thị trường thoát khỏi sắc đỏ. Đóng cửa, với 26 mã tăng và 23 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,11%) xuống 49,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,24 triệu đơn vị, giá trị 124,27 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,23 triệu đơn vị, giá trị 96,596 tỷ đồng.
 
NAM SƠN (tổng hợp)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201