Thứ Sáu, 29/3/2024 - 18:46:06 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Phát triển các thể chế hỗ trợ thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam

THỨ TƯ, 26/02/2020 14:39:00 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn đang tồn tại những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và chưa khuyến khích được DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Ảnh minh họa - Nguồn: internet.


Bài toán tích tụ ruộng đất

Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tích tụ đất đai được xem là tiền đề phát triển kinh tế hộ gia đình trong quá trình quá độ chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp lên sản xuất lớn. Tập trung đất đai luôn được coi là một công cụ hoặc điểm xuất phát cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung, đầu tư khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay 63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5ha; 26% có diện tích đất nông nghiệp từ 0,5-2ha. Ngoài ra, nhiều trường hợp một hộ có nhiều mảnh đất quy mô rất nhỏ. Điều này gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nhận định về thực trạng này, ông Hoàng Vũ Quang - Phó Viện trưởng Viện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) - cho hay: Mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã có chủ trương chính sách tích tụ ruộng đất theo quy mô lớn, trong những năm gần đây đã có biến chuyển, tuy nhiên, tốc độ chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng. Nguyên nhân chậm là do thị trường đất nông nghiệp hiện chưa phát triển. Tích tụ ruộng đất vẫn là bài toán nan giải với nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Nếu giải quyết được bài toán tích tụ ruộng đất thì mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh...

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp ở Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tốn – Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương – cho rằng: Nhận thức về tập trung ruộng đất còn chưa thống nhất. Tổ chức thực hiện còn hạn chế. Trên thực tế, đã có hiện tượng một số dự án chưa đảm bảo mục đích tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp quy mô lớn mà được lách luật để chuyển đổi mục đích sử dụng đất như chuyển thành khu đô thị hay khu, cụm công nghiệp.

"Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp còn sơ khai, thiếu minh bạch, chưa hấp dẫn thậm chí có xu hướng giảm. Thị trường cho thuê đất kém hơn rất nhiều so với thị trường chuyển nhượng đất nông nghiệp. Ngoài ra, một số quy định của pháp luật còn chưa thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Các hình thức tích tụ và tập trung đất còn ẩn chứa các yếu tố chưa bền vững" - ông Tốn nhấn mạnh.

Tăng cường vai trò của Trung tâm Phát triển quỹ đất

Nhận định về những vướng mắc hiện nay của thị trường đất nông nghiệp, nhiều chuyên gia chỉ ra những vấn đề như việc hạn chế đối tượng (chỉ được chuyển đổi, chuyển nhượng khi có giấy chuyển nhượng; chỉ được chuyển đổi đất trong cùng một xã, phường, thị trấn; đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; DN có vốn đầu tư nước ngoài không được thuê đất nông nghiệp trực tiếp với các hộ dân). Hay việc khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất sản xuất nông nghiệp khác. Về thủ tục còn khó khăn trong việc: Lấy xác nhận của hộ liền kề dù không tranh chấp; xin ý kiến nhiều ban ngành cho dự án đầu tư mặc dù đã được phê duyệt trong vùng đầu tư; thủ tục thẩm định dự án phức tạp…

Ngoài ra, thông tin về quy hoạch, quản lý và hiện trạng sử dụng đất chưa cập nhật, minh bạch; hệ thống thông tin thị trường đất đai: định giá chưa sát giá thị trường; khó thu thập thông tin chính xác về giá, giao dịch; tính bền vững của hệ thống thông tin đất đai còn hạn chế: chi phí thu được không bù đắp được chi phí xây dựng và duy trì hệ thống. Tổ chức phát triển đất còn hạn chế về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính để thực hiện chức năng cho thuê và tạo quỹ đất.

Đưa ra giải pháp cho những thực trạng này, nhiều chuyên gia đã đưa ra những bài học đã được áp dụng thành công từ những nước có nền nông nghiệp phát triển. Ông Nguyễn Trung Kiên – Trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường và ngành hàng - Viện IPSARD – dẫn chứng:  Năm 2014, Nhật Bản thành lập Tổ chức quản lý trung gian đất (FIFAO) thuê đất của nông dân và cho các trang trại/doanh nghiệp thuê lại. Trong tổ chức này, vai trò chính phủ rất quan trọng. Theo đó, chính phủ Nhật Bản hỗ trợ chính sách cho FIFAO. Đánh thuế cao các hộ bỏ hoang đất, thu hồi đất hoang không chủ, hỗ trợ tài chính cho trang trại/DN lớn để thuê đất. Còn tại Trung Quốc, năm 2010 nước này đã thành lập Trung tâm dịch vụ chuyển nhượng đất đai (LTSC). Trung tâm này có vai trò thu thập, cung cấp thông tin về cung cầu cho thuê đất; hỗ trợ thủ tục; cung cấp dịch vụ làm hợp đồng; giải quyết tranh chấp. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các trang trại/DN quy mô lớn bảo lãnh vay vốn và cho vay ưu đãi để thuê đất. Hỗ trợ trang trại/doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, nhà kho và may máy thiết bị lớn.

Từ những bài học quốc tế này, kiến nghị về chính sách, ông Nguyễn Trung Kiên - IPSARD nhận định: Nhà nước cần tăng cường vai trò của Trung tâm Phát triển quỹ đất. Theo đó, xây dựng khung pháp lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính; thực hiện các chức năng cung cấp thông tin, cân đối cung cầu, kích thích và hoàn thiện thị trường; xây dựng cơ chế, tổ chức hỗ trợ xử lý tranh chấp giao dịch đất nông nghiệp, hợp đồng nông sản.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị Nhà nước cũng nên xem xét bỏ hạn mức nhận chuyển nhượng, bỏ thuế vượt hạn điền và thay bằng đánh thuế tài nguyên đối với đất nông nghiệp; bỏ thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thay vào đó là giao đất sản xuất ổn định lâu dài cho người dân. Hay việc nâng thời hạn thuê đất công ích của xã từ 5 năm lên 20 năm để khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn; xem xét giảm thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong giao dịch.
 
NAM SƠN (Tổng hợp)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201