Thứ Bảy, 27/4/2024 - 02:05:25 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 có dấu hiệu khởi sắc

THỨ BA, 04/08/2020 10:30:00 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO) - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7/2020 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 cũng đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 3,3% so với tháng trước - Ảnh minh họa

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 đạt 431,9 nghìn tỷ đồng

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 333,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 7%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% và giảm 4,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29,6% và giảm 59,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 48,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và tăng 0,9%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.799,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng đạt 2.218 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,2% tổng mức và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước do tháng 7 là tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020 nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường, khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,6%; lương thực, thực phẩm tăng 7,5%; may mặc tăng 0,3%; phương tiện đi lại giảm 6,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 1,9%.

Một số địa phương có mức doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Hải Phòng tăng 10,6%; Đồng Nai tăng 9,8%; Hà Nội tăng 9,1%; TP. HCM tăng 8,2%; Bình Định tăng 6,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,5%; Thanh Hóa tăng 0,7%.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm nay ước tính đạt 280,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức và giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,1%). Cụ thể, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như: Khánh Hòa giảm 59,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 46,5%; TP. HCM giảm 45,1%; Cần Thơ giảm 27,5%; Đà Nẵng giảm 24,5%; Thanh Hóa giảm 21,5%; Hà Nội giảm 18,9%; Đồng Tháp giảm 12,4%; Quảng Ninh giảm 11,8%; Hải Phòng giảm 10%.

Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng ước tính đạt 11,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 55,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như: Khánh Hòa giảm 76,4%; TP. HCM giảm 74,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 63,3%; Đà Nẵng giảm 58,6%; Cần Thơ giảm 57,1%; Quảng Ninh giảm 50,5%; Quảng Bình giảm 48,6%; Hà Nội giảm 38,6%; Thanh Hóa giảm 38,5%; Bình Định giảm 38%; Hải Phòng giảm 23,7%.
 

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước - Ảnh minh họa

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 58,7%

Thống kê của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước, chủ yếu là khách quốc tế nhập cảnh bằng đường bộ nhưng vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 61,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7, khách đến từ châu Á đạt 2.742,9 nghìn lượt người, chiếm 73%, giảm 63,9% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh như: Trung Quốc đạt 926,5 nghìn lượt người, giảm 67,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc 824,1 nghìn lượt người, giảm 65,7%; Nhật Bản 202 nghìn lượt người, giảm 61,5%; Đài Loan 192,8 nghìn lượt người, giảm 62,7%; Malaysia 116,6 nghìn lượt người, giảm 65,4%; riêng khách đến từ Campuchia đạt 120,5 nghìn lượt người, tăng 88,9%.

Theo thống kê, khách đến từ châu Âu trong 7 tháng ước tính đạt 666,6 nghìn lượt người, giảm 48,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ Liên bang Nga đạt 245,8 nghìn lượt người, giảm 38,1%; Vương quốc Anh 81,6 nghìn lượt người, giảm 56,4%; Pháp 74,6 nghìn lượt người, giảm 57,3%; Đức 61,5 nghìn lượt người, giảm 53,8%.

Khách đến từ châu Mỹ ước tính đạt 234,5 nghìn lượt người, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ đạt 172,9 nghìn lượt người, giảm 62,9%...
 
PHÙNG NGUYÊN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201