Thứ Năm, 25/4/2024 - 05:36:38 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm sang Nhật Bản

THỨ BA, 15/02/2022 11:41:58 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, trong năm 2022, thị trường Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm, trong đó Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh và có khả năng cung ứng tốt những mặt hàng này cho thị trường Nhật Bản.

 

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Ảnh: VGP


Dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm 2020 và tiếp tục diễn biến phức tạp cho đến thời điểm hiện tại đã gây ra tác động tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với nước ngoài.

Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng chung, thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng khi duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2021 đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với năm 2020. Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%... Một số mặt hàng hoa quả Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến tại thị trường Nhật Bản như: thanh long, xoài, dừa, vải...

Nhu cầu tiêu thụ nông, thủy sản tại Nhật Bản được dự báo ngày càng tăng, bởi số lượng người dân đến từ các nước châu Á đang sinh sống và làm việc lên tới 10 triệu người, trong đó, số lượng người Việt cũng tăng rất nhanh, khoảng gần 500.000 người trong năm 2021. Trong khi đó, hàng nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được người tiêu dùng Nhật và cả người Việt, người dân các nước châu Á khác đang sinh sống tại Nhật Bản đón nhận.

Với sản lượng tiêu thụ tốt, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, đây là tiền đề cho thấy hàng nông thủy sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm kết nối thành công nhiều hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu cho hàng Việt, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản lưu ý, các DN cần hiểu rõ đặc thù của thị trường để việc xuất khẩu và bán hàng hiệu quả, mang tính bền vững hơn.

Theo đó, các DN cần tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)... Đồng thời quan tâm đến yếu tố người tiêu dùng Nhật Bản có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán của một sản phẩm nào đó, vì các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả và lượng cung ứng từ phía đối tác Việt Nam.

Đáng chú ý, các sản phẩm cần luôn đảm bảo chất lượng tốt để đáp ứng các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, cũng như đáp ứng sự đa dạng về khẩu vị cho người Nhật, thiết kế mẫu mã, bao bì bắt mắt để thu hút người tiêu dùng, có nhãn mác tiếng Nhật giới thiệu chi tiết thông tin sản phẩm để tạo niềm tin cho người mua hàng…/.
 

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201