Thứ Năm, 25/4/2024 - 18:38:55 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Bình ổn thị trường thịt lợn trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng

THỨ SÁU, 31/05/2019 15:40:00 | THỊ TRƯỜNG
(BKTO)- Theo số liệu thống kê mới nhất, đến thời điểm này, bệnh dịch tả lợn châu Phi (AFS) đã xảy ra tại 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện nay, dịch bệnh đã xuất hiện và lan rộng tại tỉnh phía Nam gây lo ngại cho người chăn nuôi và người dân.

Dịch bệnh lây lan cần tính kế lâu dài cho thị trường

Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy tính đến ngày 24/5/2019 khoảng trên 1,7 triệu con, chiếm khoảng 5% tổng đàn lợn cả nước. Tại những địa phương có dịch như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng..., dịch bệnh đang lan rộng ra nhiều huyện, xã.
 

Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 43 tỉnh, thành phố trên cả nước.


Từ tháng 3/2019, sau khi có thông tin về tình hình AFS lan rộng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giá lợn hơi đã giảm trên cả nước. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, giá có tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, giá lợn hơi lại có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng thấp, dịch bệnh lây lan trên diện rộng, cộng với yếu tố thời tiết nắng nóng và tháng Phật đản nên một bộ phận người tiêu dùng ăn chay.

Dự báo được Bộ Công Thương đưa ra trong 03 tháng tới sẽ là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt lợn. Tuy sức ép nguồn cung trong thời gian tới không lớn nhưng nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn, nhất là nguồn cung của một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới như tỉnh Thái Bình, Hưng Yên...

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã và đang tích cực tổng hợp các đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp trước tiên là Bộ Công Thương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nắm sát các thông tin về tình hình dịch bệnh, tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn; nhu cầu tiêu dùng của thị trường để kịp thời có phương án bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung thịt lợn; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn trái phép, chưa được kiểm dịch.

Cấp đông thịt an toàn để bình ổn thị trường dịp Tết

Để đối phó với tình trạng tại một số vùng, công tác tiêu hủy còn nhiều bất cập, nhiều nơi người dân chưa có ý thức phòng dịch, vứt lợn bị nhiễm bệnh ra sông, ruộng… gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường và khiến dịch bệnh lây lan nhanh, Bộ Công Thương đề xuất Bộ NN&PTNT phải tăng cường các biện pháp kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh, chỉ đạo làm tốt công tác tiêu hủy nhằm giảm khả năng lây lan, từng bước khống chế dịch. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cần tăng cường công tác chứng nhận các sản phẩm an toàn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp để hỗ trợ việc tổ chức cấp đông cho các doanh nghiệp.
 

Giải pháp cấp đông thịt lợn an toàn để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới- Ảnh minh họa


Đáng lưu ý, Bộ Công Thương đã đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn; đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp tham gia cấp đông dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay, cũng như khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua và cấp đông thịt lợn.

 
Dự kiến, mặt hàng thịt lợn sẽ được đưa vào kế hoạch triển khai Chương trình bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc thu mua, giết mổ cấp đông đối với các sản phẩm thịt an toàn đã được ngành Nông nghiệp chứng nhận. Các doanh nghiệp chăn nuôi cần có kế hoạch tái đàn sau dịch để chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. 
Để công tác bình ổn thị trường thịt lợn đạt hiệu quả cao nhất, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và lây lan; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai việc thu mua, giết mổ, dự trữ cấp đông sản phẩm thịt lợn. Quan trọng hơn cả, theo Bộ Công Thương, là các doanh nghiệp nên sớm có kế hoạch triển khai chương trình bình ổn thị trường trong đó chú trọng bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá mặt hàng thịt lợn, xây dựng các điểm bán hàng lưu động các sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn được chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm vừa tạo niềm tin của người tiêu dùng vừa kích cầu tiêu dùng trong dân...

H.THOAN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201