Thứ Bảy, 20/4/2024 - 16:09:03 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Chương trình Phát triển đô thị quốc gia dựa trên kết quả khu vực miền núi phía Bắc: Kỳ I Chương trình ý nghĩa, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

THỨ HAI, 15/10/2018 09:55:00 | QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
(BKTO) - Qua kiểm toán Chương trình Phát triển đô thị quốc gia dựa trên kết quả khu vực miền núi phía Bắc, một mặt KTNN đánh giá tích cực trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán; công tác lựa chọn nhà thầu triển khai thực hiện Dự án của chủ đầu tư và các ban quản lý dự án (QLDA), mặt khác cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót mà các đơn vị cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của Chương trình.

Bảy tỉnh miền núi phía Bắc được hưởng lợi

Chương trình Phát triển đô thị quốc gia dựa trên kết quả khu vực miền núi phía Bắc được phê duyệt theo Quyết định số 189/QĐ-TTg ngày 25/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái là cơ quan chủ quản. Chương trình do Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) và UBND các thành phố/thị xã làm chủ đầu tư. Ban QLDA miền núi phía Bắc, Ban QLDA đầu tư và xây dựng TP. Bắc Kạn, Ban QLDA sử dụng vốn ODA tỉnh Hòa Bình được giao làm đại diện chủ đầu tư (viết tắt là Ban QLDA Chương trình).

Chương trình được triển khai nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, điều kiện vệ sinh môi trường và nâng cao mức sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các thành phố/thị xã thuộc 7 tỉnh nêu trên. Nội dung chính của Chương trình là xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo một số tuyến đường, cầu, hồ điều hòa, hệ thống thoát nước, trường mầm non. Cùng với đó là xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia về phát triển đô thị, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương; xác minh kết quả và giám sát, kiểm toán Chương trình.

Trong tổng mức đầu tư 301,856 triệu USD của Chương trình, cơ cấu nguồn vốn vay ưu đãi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) là 250 triệu USD - chiếm 82,82%; vốn đối ứng phía Việt Nam là 51,856 triệu USD - chiếm 17,18%, được bố trí từ ngân sách của 7 tỉnh và Bộ Xây dựng. 

Tổng hợp kết quả kiểm toán Chương trình Phát triển đô thị quốc gia dựa trên kết quả khu vực miền núi phía Bắc năm 2015, KTNN đánh giá, việc đầu tư xây dựng dự án đem lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trực thuộc các tỉnh tham gia vào Chương trình. Các công trình hoàn thành bước đầu đã góp phần đảm bảo đời sống cho người dân, đảm bảo giao thông đi lại trong nội thị…

KTNN cũng nhận định, chủ đầu tư, Ban QLDA và các đơn vị có liên quan đã có nhiều cố gắng trong triển khai thực hiện, điều hành quản lý dự án, bước đầu đem lại những kết quả nhất định về mặt kinh tế. Chủ đầu tư, Ban QLDA đã thực hiện theo đúng trình tự xây dựng cơ bản, tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan của Nhà nước; chấp hành chế độ quản lý vốn, tài sản, chế độ hạch toán, kế toán, kiểm toán theo quy định; tuân thủ các cam kết tài chính, các quy định của Hiệp định vay đảm bảo tính hiệu lực trong quản lý sử dụng vốn của Dự án. Thực hiện Chương trình này, nhà thầu được lựa chọn đáp ứng được yêu cầu của gói thầu, giá trúng thầu thấp hơn giá gói thầu được phê duyệt.

Còn thiếu sót ảnh hưởng đến tính kinh tế của Chương trình

Tuy nhiên, qua kiểm toán, KTNN cho rằng, công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn hạn chế. Công tác lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo tính cạnh tranh theo yêu cầu của nhà tài trợ (WB). Công tác nghiệm thu, thanh toán, quản lý chi phí đầu tư, giá cả còn sai sót dẫn đến phải điều chỉnh số liệu theo kết quả kiểm toán của KTNN làm ảnh hưởng đến tính kinh tế của Chương trình. 

Đơn cử, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn thiếu sót làm tăng giá trị dự toán công trình, do: Ban QLDA Chương trình TP. Thái Nguyên tính toán, xác định khối lượng một số công tác còn chưa chính xác; Ban QLDA Chương trình TP. Yên Bái xác định chi phí dự phòng (15%) theo tiến độ dự kiến thực hiện gói thầu là chưa đúng với quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đến thời điểm kết thúc kiểm toán, đơn vị vẫn chưa cung cấp được bảng tiến độ làm cơ sở xác định chi phí dự phòng. Công tác khảo sát, thiết kế của Dự án Nâng cấp đường Phai Khắt - Nà Ngần tỉnh Cao Bằng chưa phù hợp với thực tế sử dụng dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công, tuy nhiên, quá trình điều chỉnh thiết kế đã giảm được chi phí đầu tư 5,58 tỷ đồng.

Công tác lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo tính cạnh tranh do mỗi gói thầu chỉ có 1 nhà thầu đủ điều kiện để xem xét giao thầu, tỷ lệ tiết kiệm qua công tác đấu thầu tại 2 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên lần lượt chỉ là 1,92% và 0,037%. Hơn nữa, hồ sơ mời thầu lại bổ sung thêm những tiêu chí về nhân sự chủ chốt khiến các nhà thầu rất khó đáp ứng được, làm giảm tính cạnh tranh của các gói thầu khi chỉ có duy nhất 1 nhà thầu đáp ứng đủ các tiêu chí. Bên cạnh đó, Tổ tư vấn xét thầu cũng chưa thực hiện đầy đủ các bước theo Điều 15, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu. Theo đó, khi phát hiện nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu làm rõ, tuy nhiên, khi kiểm tra tại các gói thầu xây lắp thì Tổ tư vấn của Ban QLDA Chương trình TP. Yên Bái đã không thực hiện công việc này.

Cùng với đó, KTNN cũng chỉ ra rằng, việc lựa chọn và phê duyệt hình thức hợp đồng của một số gói thầu của Ban QLDA Chương trình TP. Bắc Kạn theo đơn giá cố định, theo thời gian là chưa phù hợp với quy định tại Điều 62 của Luật Đấu thầu và Điều 63, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Ban QLDA Chương trình TP. Tuyên Quang không thực hiện đăng tải thông tin kết quả đấu thầu sau khi có Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Việc rà soát khối lượng công việc thực hiện trong quá trình thương thảo hợp đồng của Ban QLDA Chương trình TP. Yên Bái có thiếu sót, làm tăng giá trị gói thầu 29 triệu đồng. Đến thời điểm kiểm toán, giá trị này chưa được thanh toán, các bên đang trong quá trình đàm phán giảm giá trị hợp đồng tương ứng. (Còn tiếp)

ĐỨC HUY
Theo Báo Kiểm toán số 41 ra ngày 11-10-2018

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Chú trọng xây dựng tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động

Chú trọng xây dựng tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động

(BKTO) - Trước khi tiến hành kiểm toán, việc xây dựng tiêu chí kiểm toán luôn đóng vai trò quan trọng. Với kiểm toán hoạt động (KTHĐ) - một loại hình kiểm toán mới và khó đang được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chú trọng thực hiện, việc thiết lập các tiêu chí kiểm toán càng quan trọng hơn nhằm giúp định hướng cuộc kiểm toán, xác định những nội dung cần tập trung kiểm toán.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201