Thứ Tư, 8/5/2024 - 01:25:28 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

THỨ NĂM, 02/06/2016 08:05:00 | PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(BKTO) - Chính phủ Việt Nam đã định hướng chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam với những mục tiêu lớn: tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm 2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Theo đó, tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.


UNDP khuyến nghị cần có những chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời. Ảnh: TK  
 
Cam kết phát triển năng lượng tái tạo

Đánh giá Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là một trong những bước tiến thay đổi chính sách đáng khích lệ, ông Bakhodir Burkhanov - Phó Giám đốc Quốc gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, thông điệp mà Việt Nam muốn gửi đến các nhà đầu tư là Việt Nam cam kết chuyển đổi mạnh mẽ từ việc giảm sử dụng năng lượng tự nhiên sang tích cực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo nhận xét của chuyên gia này thì với một hệ thống các nhà máy nhiệt điện than đã và đang xây dựng, vận hành, sản xuất điện ở Việt Nam vẫn sẽ phụ thuộc vào than - một loại nguyên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính. Điều này khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là yếu tố ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với môi trường quốc gia.

Trong khi đó, nghiên cứu mới về “Xanh hoá nguồn năng điện hỗn hợp: Chính sách mở rộng quang điện mặt trời ở Việt Nam” của UNDP được công bố đã nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời với rất ít tác động tiêu cực đối với môi trường, sức khỏe và sinh kế. Phát điện từ năng lượng mặt trời có thể giúp các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như các DN cải thiện việc cung cấp điện và giảm hóa đơn tiền điện. Trong nghiên cứu này, UNDP cũng khuyến nghị cần điều tiết mức “Giá bán cho lưới điện” (FiT) là 15 cent/kWh đối với các nhà máy quang điện mặt trời trên đất liền và 19 cent/kWh đối với các nhà máy điện ngoài đảo trong vòng 20 năm. Đồng thời, UNDP khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hòa lưới ở các vùng sâu và hải đảo, có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời cộng đồng.

Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo (Tổng Cục Năng lượng - Bộ Công thương), một trong những mục tiêu chung của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo là giảm 25% phát thải khí nhà kính của Việt Nam và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững, hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030.

Cần những chính sách hợp lý

Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam có tiềm năng rất lớn và cần có chính sách đúng đắn để thực hiện những cam kết và tối ưu hoá lợi ích từ năng lượng tái tạo.

Ông Thực cho biết, trọng tâm thu hút đầu tư theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo là ưu tiên các công nghệ đã được công nhận trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm thuỷ điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học. Chiến lược này nhằm khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ xã hội, phát triển năng lượng tái tạo với giá hợp lý để tăng dần thị phần năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng và tiêu dùng năng lượng quốc gia. Điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn hóa thạch, góp phần cải thiện an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhận thấy tiềm năng đầu tư các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam là rất lớn, trong đó có lĩnh vực điện gió, ông Ingmar Stelter - Giám đốc Chương trình hỗ trợ năng lượng Bộ Công thương của Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) chỉ rõ, theo ước tính của bản đồ gió năm 2011, với trên 3.000 km bờ biển, tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 24 GW. Nhưng quá trình đầu tư vào các dự án điện gió vẫn còn nhiều rào cản, nhất là đối với các nhà đầu tư tư nhân, chẳng hạn như giá bán điện ưu đãi quá thấp, DN khó tìm kiếm được nguồn tài trợ, thủ tục đầu tư phức tạp…

Từ phía DN trong nước, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Trưởng phòng Năng lượng tái tạo - Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 cũng thừa nhận các DN đang thiếu nhiều kinh nghiệm và năng lực đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, thiếu cả về kỹ thuật công nghệ và tài chính.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nước ngoài, hiện trên thế giới, năng lượng tái tạo đang có nhiều thay đổi nhanh và tích cực về kỹ thuật, tài chính. Việt Nam cần tiếp cận và tận dụng được những thay đổi này và có chính sách, hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích việc áp dụng giao thông điện, túi ủ khí sinh học và lắp đặt hệ thống quang điện mặt trời trên nóc nhà, nhờ đó vừa giảm đáng kể chi phí sử dụng điện và bảo vệ môi trường.

Box: Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát thải khí nhà kính của riêng việc đốt nhiên liệu trong ngành sản xuất năng lượng (điện than) của Việt Nam chiếm tới 31,1% tổng phát thải khí nhà kính năm 2020 và lên đến 51% tổng phát thải khí nhà kính năm 2030. Theo phương án cơ sở của Quy hoạch điện 7 vào năm 2030, nhiệt điện than sẽ chiếm 56% công suất dự báo và 62% tổng điện lượng dự báo. Những con số này đang đi ngược với mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam. Quy hoạch điện 7 đã được hiệu chỉnh để giảm tỷ trọng nhiệt điện than, tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu phát triển nguồn điện.
HỒNG THOAN  

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần cập nhật Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Cần cập nhật Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

(BKTO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đang lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201