Chủ Nhật, 19/5/2024 - 15:24:50 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, Nhà nước cần lựa chọn hỗ trợ cho các nhóm, ngành, DNNVV có tiềm năng phát triển

THỨ NĂM, 24/11/2016 14:00:00 | KINH DOANH
(BKTO) - Hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hàng không quốc tế vừa được đại diện Hiệp hội các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam (AOC) kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tại Hội nghị đối thoại với các hãng hàng không về chính sách vận tải hàng không và tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác quốc tế đi, đến Việt Nam.


Thị trường hàng không Việt Nam đang được coi là hấp dẫn và được nhiều hãng hàng không nước ngoài nhắm đến. Ảnh: TK

Các hãng hàng không nước ngoài vẫn gặp khó

Thị trường hàng không Việt Nam dù mới thực sự hội nhập và đi vào hoạt động trong lĩnh vực hàng không thế giới nhưng đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây. Từ chưa đến 20 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam vào năm 1993 với hơn 20 đường bay quốc tế, cho đến nay, đã có 55 hãng hàng không nước ngoài với gần 100 đường bay quốc tế đi, đến Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng về hành khách, hàng hóa luôn đạt mức trung bình 14-15%/năm trong 20 năm qua. Tuy nhiên, nhiều kiến nghị của AOC cho thấy, hoạt động hàng không quốc tế vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế.

Một trong những khó khăn được các hãng hàng không nước ngoài chỉ ra là chi phí khai thác tại các sân bay của Việt Nam hiện đang ở mức cao trong khu vực. Do đó, các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có biện pháp để giảm giá cho các hãng hàng không. Ngành hàng không Việt Nam cũng cần có thông báo sớm, rõ ràng về những thay đổi giá phí khai thác, lệ phí cũng như kế hoạch nâng cấp cải tạo, sửa chữa sân bay để các hãng có thể chuẩn bị cho kế hoạch khai thác.
 
Mặt khác, để tạo thuận lợi, giảm thời gian làm thủ tục cho các hãng, các cơ quan quản lý tại cảng hàng không cũng cần sử dụng hệ thống một cửa của Chính phủ để lấy các thông tin về chuyến bay theo nhu cầu của mình cũng như cung cấp các thủ tục, giấy tờ cho các hãng. Các cảng vụ cần lắp đặt thêm máy soi an ninh, nhất là máy soi chiếu ở nhà ga hàng hóa, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trong giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tiến tới “mở cửa bầu trời”, cấp thương quyền 5 (quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín từ quốc gia của hãng chuyển chở tới lãnh thổ nước ngoài) cho các hãng hàng không nước ngoài…

Tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác quốc tế

Những kiến nghị trên đã được đại diện Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam giải đáp. Cụ thể, về chính sách giá hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết, các loại giá được xây dựng và đưa ra ở mức hợp lý, tuân thủ theo các hướng dẫn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và có những loại giá được giữ ổn định từ nhiều năm nay. Cục Hàng không cũng có chính sách giảm giá cụ thể cho các hãng hàng không khi mở mới các đường bay nhằm chia sẻ khó khăn về tài chính trong giai đoạn đầu khai thác đi, đến Việt Nam. Giá, phí đảm bảo hài hòa giữa đơn vị quản lý sân bay để có thể tái đầu tư. Bộ GTVT chưa có chủ trương về việc nâng giá, phí liên quan đến hoạt động bay quốc tế.

Trước những quan ngại về hoạt động sửa chữa, nâng cấp đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác bay của các hãng hàng không nước ngoài, ông Lại Xuân Thanh cho biết: Cục sẽ sớm hoàn thành kế hoạch để gửi đến các hãng hàng không. Cục cũng đã báo cáo Bộ GTVT kế hoạch mở rộng sân đỗ ở sân bay Tân Sơn Nhất thêm 21 ha. Giai đoạn một đã thực hiện với 3 vị trí đỗ tàu bay được đưa vào phục vụ qua đêm, 9 vị trí khác sẽ hoạt động trong tháng 11 này; cuối năm 2017, thêm 30 vị trí đỗ được tăng cường để phục vụ các hãng hàng không. Đồng thời, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã báo cáo Bộ GTVT kế hoạch nâng cấp hệ thống khu bay; gồm đường cất, hạ cánh; đường lăn tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài để giải phóng tàu bay nhanh, tăng tần suất cất, hạ cánh cho sân bay và nâng độ chịu tải.

Đối với kiến nghị “mở cửa bầu trời”, cấp thương quyền 5, ông Lại Xuân Thanh khẳng định, Việt Nam đã có chủ trương và lộ trình tự do hóa bầu trời. Tuy nhiên, việc cấp thương quyền cho các hãng hàng không nước ngoài còn phụ thuộc vào hiệp định giữa các quốc gia, trên cơ sở bảo đảm lợi ích hài hòa của các bên. Việc cấp thương quyền 5 như thế nào còn dựa trên sự đàm phán giữa các nhà chức trách với nhau.
Để giải tỏa những băn khoăn của các hãng hàng không, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định, sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, kiểm dịch cũng như các DN cảng hàng không, quản lý bay để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hàng không quốc tế phát triển bền vững.
 
LÊ HÒA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201