Thứ Ba, 23/4/2024 - 22:13:14 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tôn vinh 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 10 Công ty uy tín các ngành

THỨ BẢY, 09/01/2021 16:00:00 | KINH DOANH
(BKTO)- Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) và Top 10 Công ty uy tín các ngành được xếp hạng trong năm 2020 vừa được vinh danh và trao chứng nhận của Ban tổ chức vào chiều 08/01, tại Hà Nội.

Đây là năm thứ 14 Bảng xếp hạng VNR500 được nghiên cứu và công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 

Petrovietnam được vinh danh Doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam năm 2020 - Nguồn: PVN

 


Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020 được ghi nhận là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Samsung Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo chia sẻ của đại diện Petrovietnam, nhiều đơn vị ngành dầu khí cũng đạt được vị trí cao trong Bảng xếp hạng như BSR ở vị trí số 11, PVOIL vị trí 15, PV GAS vị trí 16, Vietsovpetro vị trí 28, PVEP vị trí 39 và PV Power ở vị trí 40. Danh sách còn vinh danh các đơn vị: PTSC, PVcomBank, PVI Holdings, Bảo hiểm PVI, PTSC M&C, PVTrans, PV GAS D, PVFCCo, PV Power Nhơn Trạch 2, PVCFC, PV Drilling và PVChem.
 
Năm 2020, Petrovietnam đã hoàn thành chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí 15 triệu tấn quy dầu trước 6 tháng; sản lượng khai thác dầu đạt 11,47 triệu tấn; sản lượng khai thác khí đạt 9,16 tỉ m3; sản xuất xăng dầu đạt 11,87 triệu tấn; sản xuất đạm đạt 1,8 triệu tấn; sản xuất điện đạt 19,17 tỉ kWh... Tuy giá dầu thô trung bình năm 2020 chỉ đạt 43,8 USD/thùng, bằng 73% so với giá kế hoạch nhưng Petrovietnam vẫn nộp NSNN 83 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối NSNN.

Đánh giá về vai trò của các doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng, Ban tổ chức cho biết, các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ trong nỗ lực đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh Covid-19, giúp GDP giữ được mức tăng trưởng dương.
 

Ban tổ chức lần lượt vinh danh Top 10, Top 50, Top 100... Doanh nghiệp xuất sắc nhất năm 2020 - Nguồn: VNR
 


Với vai trò là “đầu tàu” dẫn dắt và định hướng, các doanh nghiệp lớn trong cộng đồng doanh nghiệp VNR500 và Top 10 Công ty uy tín của các ngành đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò, không ngừng nâng cao vị thế doanh nghiệp thông qua đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ và phát triển khoa học, đưa chuyển đổi số vào hoạt động để doanh nghiệp vững vàng đương đầu với khủng hoảng kinh tế.

Tham dự sự kiện và trao chứng nhận cho các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi số và những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

Theo đó, chuyển đổi số thực sự đang dần trở thành một cuộc “cách mạng”, nhất là sau cú hích từ đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp thuộc nhiều nhóm ngành trọng điểm đều đặt vấn đề áp dụng chuyển đổi số là chiến lược ưu tiên.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp VNR500 gần đây của Vietnam Report cho thấy, có 64,8% doanh nghiệp đánh giá Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhanh hơn. Trong đó, một số ứng dụng được doanh nghiệp lựa chọn đang và sẽ sử dụng nhiều nhất là dịch vụ dựa trên đám mây/Cloud (19,8%); dữ liệu lớn/Big Data (19,3%); Internet vạn vật/IoT (7,3%)…
 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (đứng giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng các doanh nghiệp - Nguồn: PVN

 
Lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu bắt nguồn từ dịch bệnh và cũng là lần đầu tiên khái niệm “bình thường mới” được đưa ra khi nói đến những nỗ lực hồi phục kinh tế, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Việt Nam đang từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới thông qua nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tìm cách sống chung an toàn với dịch bệnh và khôi phục sản xuất kinh doanh, bảo đảm phát triền kinh tế - xã hội.

Thế giới đang thay đổi và nền kinh tế Việt Nam cũng thay đổi. Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng một thương hiệu lớn, gắn kết với sức mạnh nội tại doanh nghiệp sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từng bước vượt qua đại dịch và khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh.
 

Ban tổ chức lần lượt vinh danh Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020 - Nguồn: VNR
 


Các doanh nghiệp cần có nguồn doanh thu ổn định và bền vững dựa trên năng lực nội tại vững mạnh, sự linh hoạt thích ứng với yêu cầu áp dụng công nghệ nhanh nhạy, tăng cường hoạt động thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và làm việc từ xa…

Trong đó, việc tiếp cận và áp dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là tiền đề vừa là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thể hiện sức bật vượt trội và vươn lên trong những giai đoạn thử thách.

PHÚC KHANG
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201