Thứ Bảy, 20/4/2024 - 00:50:41 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Nâng chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh

THỨ SÁU, 06/05/2022 22:01:56 | KINH DOANH
(BKTO) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến góp ý với Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Chương trình hành động) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng.

 

Theo VCCI, cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả chất lượng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh - Ảnh minh họa: mpi.gov.vn


Tại điểm 1.b, Mục III Dự thảo Chương trình hành động giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát các chính sách pháp luật hiện hành. Theo VCCI, việc rà soát, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc có vướng mắc để tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở phát triển kinh tế tư nhân là rất cần thiết.

Tuy nhiên, có hiện tượng một số quy định dự kiến ban hành hoặc mới ban hành làm gia tăng chi phí một cách bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc bổ sung cơ chế để kiểm soát hiệu quả hơn chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh đang được xây dựng, song song với hoạt động rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp luật hiện hành.

Ví dụ, đối với các quy định về điều kiện kinh doanh, trong quá trình xây dựng văn bản, cần có ý kiến đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bổ sung trách nhiệm của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định, thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật…

Bên cạnh đó, để Chương trình hành động được triển khai hiệu quả trên thực tế, VCCI kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc cụ thể hóa tối đa các mục tiêu và lộ trình thực hiện các nhiệm vụ đề ra để tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động sau này.

Ngoài ra, hiện vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân, khiến cho việc xây dựng chính sách, chương trình phát triển kinh tế tư nhân chưa bao trùm được các nhóm đối tượng. Ngay cả đối với Dự thảo Chương trình hành động, dường như các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu mới chỉ tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (đóng góp 10% GDP), mà ít đề cập tới nhóm đối tượng hộ kinh doanh (đóng góp tới 30% GDP).

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét, nghiên cứu để có sự thống nhất về phạm vi khái niệm “kinh tế tư nhân” trong Dự thảo Chương trình hành động” - VCCI góp ý./.
DIỆU THIỆN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201