Thứ Sáu, 29/3/2024 - 15:42:08 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Lựa chọn nào cho doanh nghiệp thời hậu Covid-19?

THỨ SÁU, 10/07/2020 14:00:00 | KINH DOANH
(BKTO) - Khống chế thành công dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế, để vượt qua khủng hoảng, DN phải tiếp tục cân bằng chiến lược, chuyển hướng đầu tư, hình thành các chuỗi giá trị mới để phát triển.


DN phải tiếp tục cân bằng chiến lược, chuyển hướng đầu tư, hình thành các chuỗi giá trị mới để phát triển. Ảnh: TTXVN

Nhiều thị trường xuất khẩu còn lún sâu trong khủng hoảng

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, dự báo tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp, phần lớn thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam còn lún sâu trong khủng hoảng. Do vậy, việc mở cửa thị trường thế giới cần thận trọng. 

Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm 2020 sẽ tăng 2,7%, đây là mức tăng khá thấp, nhưng vẫn được xem là mức cao ở châu Á. Việt Nam đã tạm thời kiểm soát thành công dịch Covid-19 và bước vào giai đoạn phát triển với trạng thái “bình thường mới”, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro và bất định.

Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế - xã hội, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, đại dịch đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu đối với cả tổng cung và tổng cầu. Dự báo kinh tế thế giới 2020 sẽ suy thoái, giảm khoảng 3 - 4% so với năm 2019 nhưng sẽ phục hồi nhanh trong năm 2021. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực, cụ thể: GDP 6 tháng năm 2020 tăng trưởng thấp nhất 10 năm qua, thu ngân sách giảm 8%, khối DN gặp nhiều khó khăn khi DN tạm dừng hoạt động tăng 38,2%, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ 6 tháng năm 2019. Lạm phát tăng khá mạnh do giá xăng dầu tăng mạnh (điều chỉnh tăng 4 lần trong 2 tháng) và giá thực phẩm ở mức cao, nên lạm phát tháng 6 tăng 0,66% so với tháng 5. 

Doanh nghiệp phải linh hoạt trong kinh doanh 

Từ những chia sẻ về tình hình thế giới và trong nước, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra một số gợi ý đối với DN nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới để bù đắp cho những tổn thất do đại dịch vừa qua. Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành cho rằng, DN cần định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng thông tin, dịch vụ gắn với xử lý dữ liệu và kết nối để thông minh hóa nhà quản trị, quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Cần lưu ý lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, những ngành nghề có lợi thế so sánh truyền thống, lĩnh vực phục vụ, hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kết cấu hạ tầng và bất động sản, những ngành/lĩnh vực mới nổi. Để quản trị sự bất định và rủi ro, DN cần học hỏi, chuẩn bị, sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động giá, tận dụng bảo hiểm, tăng nhận thức pháp lý, thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, dành nguồn lực tốt nhất có thể.

Đưa ra lời khuyên với DN, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh những chính sách của Chính phủ, các DN cũng cần phải thực hiện các giải pháp riêng để thích nghi với các biến động thị trường. Trong đó, DN cần tận dụng cơ hội thu hút có sàng lọc đầu tư nước ngoài; kích cầu tiêu dùng nội địa; phát triển kinh tế số, kinh doanh số và Chính phủ điện tử; đẩy mạnh cải cách thể chế và môi trường kinh doanh lúc nào cũng quan trọng và năm nay càng quan trọng. Đồng thời kết nối, xác lập và chủ động định vị trong chuỗi giá trị. Với mô hình 5 chữ R: Respond (ứng phó với đại dịch), Recover (phục hồi); Re-invent (đổi mới, sáng tạo trong mô hình/chiến lược kinh doanh); Restructure (tái cơ cấu) và Resilience (tăng khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài), trong đó, DN cần đáp ứng ít nhất 3 yếu tố đầu tiên.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam Hoàng Đức Hùng đề xuất, DN cần thiết phải chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt. Khủng hoảng Covid-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi. Theo ông Hùng, có 4 bài học hữu ích từ các cuộc khủng hoảng trước đây cần được cập nhật để thích ứng với những biến đổi không ngừng từ đại dịch. Đó là sự thay đổi dài hạn trong thói quen của người tiêu dùng; môi trường kinh doanh đầy biến động và chứa nhiều yếu tố chưa rõ ràng; sự thay đổi trong tính chất công việc; suy giảm niềm tin vào DN.

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế là cải cách thể chế, dư địa lớn nhất cũng là cải cách thể chế. Năm 2016 có làn sóng xóa bỏ điều kiện kinh doanh trong thông tư của Bộ, ngành. Đây là làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh đầu tiên. Làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh thứ hai là xóa bỏ 50% điều kiện kinh doanh trong năm 2018. Năm nay khởi động làn sóng cắt 20% điều kiện kinh doanh để đưa môi trường kinh doanh vào nhóm ASEAN 4. Tuy nhiên, để làm được điều này, vai trò của Hiệp hội trong quá trình hỗ trợ DN hậu Covid sẽ đóng vai trò trung tâm giúp DN vượt qua khó khăn. “Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã ban hành để hỗ trợ DN, đặc biệt tiếp tục tính đến hỗ trợ các lĩnh vực có tiềm năng là du lịch, hàng không hay các dự án có tiềm năng nhưng chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19” - Chủ tịch VCCI cho hay.
LÊ HÒA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201