Thứ Năm, 02/5/2024 - 07:35:44 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kết nối tài chính khu vực ASEAN sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp

THỨ NĂM, 02/05/2019 10:15:00 | KINH DOANH
(BKTO) - Việc kết nối các thành viên ASEAN trong hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ tài chính sẽ giúp cộng đồng DN trong khối nói chung và DN Việt Nam có cơ hội đầu tư và tiếp cận các dịch vụ tài chính mới trong ASEAN.

Duy trì đà tăng trưởng kinh tế của ASEAN

Trong năm vừa qua, việc hợp tác tài chính trong khối ASEAN đã đạt được một số kết quả. Về hợp tác hải quan, các nước thành viên ASEAN đang vận hành Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW) với kỳ vọng toàn bộ thành viên sẽ tham gia trao đổi Giấy Chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mẫu D qua hệ thống này.

Về hợp tác thuế, các bộ trưởng hoan nghênh báo cáo nghiên cứu về cơ cấu thuế khấu trừ tại nguồn đối với lãi vay của ASEAN và đề nghị Diễn đàn Thuế ASEAN tiếp tục thảo luận về kế hoạch hành động phù hợp để thực hiện khuyến nghị của nghiên cứu này. Trong lĩnh vực bảo hiểm, các nước đã thông qua Sổ tay hướng dẫn các công ty bảo hiểm ASEAN cung cấp qua biên giới bảo hiểm hàng hải, hàng không và hàng hóa quá cảnh (MAT). Về hợp tác phát triển thị trường vốn, các nước đã thống nhất ra mắt Thẻ Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF PASS)... Đây vẫn là những lĩnh vực tiếp tục được ưu tiên thực hiện trong hợp tác tài chính giữa các nước ASEAN trong thời gian tới.

Kết quả nổi bật trong lĩnh vực tự do hóa dịch vụ tài chính là việc các nước ký Nghị định thư thực hiện Gói cam kết Vòng VIII về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của ASEAN trong việc tạo điều kiện tiếp cận thị trường cung cấp các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Thời gian tới, các nước trong khu vực sẽ tiếp tục thúc đẩy tự do hóa dịch vụ tài chính thông qua việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và đàm phán Gói cam kết Vòng IX.

Về kinh tế vĩ mô, năm 2018, tăng trưởng GDP tổng thể của khu vực ASEAN tiếp tục duy trì mức ổn định khoảng 5,1%, giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng 5,3% của giai đoạn 2017-2018; lạm phát tiếp tục duy trì ổn định ở mức 2%. Thương mại khu vực ASEAN vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ chậm. Tổng giá trị thương mại hàng hóa năm 2018 ước tính là 157,3 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm trước, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 15% của năm 2017. Về đầu tư, theo số liệu của nửa đầu năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ASEAN ở mức 68,4 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. 

Mang lại thuận lợi cho các quốc gia thành viên

Theo Bộ Tài chính, những hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm... trong khu vực ASEAN đã mang lại lợi ích chung và tiết kiệm chi phí cho người dân và DN của Việt Nam. Cụ thể: về thương mại, việc kết nối tất cả thành viên ASEAN vào Hệ thống ASW giúp tăng cường kết nối hạ tầng ASEAN, nhờ đó, DN có thêm nhiều cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, việc Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan đã tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Qua đó, các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Còn đối với các nước thành viên, nỗ lực của các nước để hướng tới hoàn thành các mạng lưới song phương về Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (DTA) sẽ tạo ra môi trường đầu tư thống nhất trong ASEAN. Việc thúc đẩy ký kết Hiệp định RCEP cũng sẽ tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, tạo đà tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Về dịch vụ, việc ký kết Gói cam kết Vòng VIII về tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN và những hoạt động thúc đẩy đàm phán Gói cam kết Vòng IX cũng như việc ký kết các hiệp định dịch vụ mới sẽ giúp mở rộng việc tiếp cận thị trường trong khu vực. Mức độ mở cửa dịch vụ tài chính của một số nước thành viên có nhiều tích cực, đó là: Campuchia tự do hóa một số dịch vụ chứng khoán như: quản lý tài sản, tư vấn và nghiên cứu danh mục đầu tư, cung cấp và chuyển thông tin tài chính; Myanmar mở cửa dịch vụ tái bảo hiểm thiên tai... Qua đó, cộng đồng DN sẽ có cơ hội đầu tư và cung cấp dịch vụ tài chính trong ASEAN, người dân sẽ được hưởng lợi từ việc kết nối tài chính trong khu vực…

Theo lộ trình hợp tác tài chính khu vực ASEAN, năm 2019, 10 nước thành viên ASEAN sẽ cam kết “Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì bền vững” với trọng tâm “Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm với 10 nước thành viên cùng tiến lên phía trước và không ai bị tụt lại phía sau”. Theo đó, việc hợp tác tài chính trong năm 2019 sẽ thông qua 3 khía cạnh trọng tâm là: tăng cường kết nối ASEAN thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư, kết nối tài chính và thanh toán; một ASEAN tự cường khi hội nhập vào “ASEAN số”; đảm bảo tài chính bền vững và toàn diện để tạo lập “Một ASEAN bền vững”.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 23, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng T.Ư ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan được tổ chức hồi đầu tháng 4 vừa qua tại Thái Lan, các bộ trưởng đã dự báo triển vọng và thách thức đối với kinh tế vĩ mô cho khu vực ASEAN năm 2019. Theo đó, về tăng trưởng kinh tế, sự lớn mạnh của nhu cầu nội địa và đầu tư trong nước sẽ tiếp tục hỗ trợ cho kinh tế khu vực, bất chấp tình hình căng thẳng thương mại đang diễn ra, đồng thời làm suy yếu thương mại bên ngoài và những bất ổn toàn cầu. Thương mại của khu vực trong ngắn hạn, đặc biệt là hai nước Việt Nam và Indonesia có thể hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong hoạt động sản xuất hàng hóa trung gian, được tích hợp cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, xét về dài hạn, tình hình căng thẳng vẫn sẽ gây ra những khó khăn cho khu vực nhiều hơn là đem lại lợi ích ngắn hạn. Về đầu tư, năm 2018, dòng vốn FDI vào khu vực ASEAN sẽ tiếp tục gia tăng do sự gia tăng đáng kể trong các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới cũng như hoạt động đầu tư vào các dự án xanh mới.

MINH ANH
Theo Báo Kiểm toán số 17+18 ra ngày 25-4-2019

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201