Thứ Sáu, 3/5/2024 - 14:18:11 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022

THỨ NĂM, 15/09/2022 19:52:23 | KINH DOANH
(BKTO) - Ngày 15/9, Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022 đã được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố.

Bảng xếp hạng được công bố theo 02 danh sách: Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam và Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022.
 

Nguồn: Vietnam Report, tháng 09/2022

 

Nguồn: Vietnam Report, tháng 09/2022


Trong những năm qua, ngành Bất động sản - Xây dựng luôn giữ thứ hạng cao nhất trong Top các ngành chiếm tỷ trọng lớn về số lượng doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng PROFIT500 với tỷ trọng là 22,2%.

Theo sau là nhóm ngành Tài chính và ngành Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá với tỷ trọng lần lượt là 13,7% và 10,7%. Đặc biệt, tỷ trọng của nhóm ngành Tài chính năm nay đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.

Nhìn vào biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân trong giai đoạn 2019-2022, có thể thấy ở những giai đoạn trước các doanh nghiệp có mức độ hiệu quả khai thác tài sản tốt hơn so với hiện nay.

Khu vực doanh nghiệp FDI luôn đạt giá trị ROA bình quân cao nhất so với các khu vực kinh tế khác, tuy nhiên đây cũng là khu vực có sự sụt giảm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản mạnh nhất từ mức 17% vào năm 2019 xuống mức 11% vào năm 2022.

Các doanh nghiệp tư nhân cũng không tránh khỏi xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tuy vậy so với mức ROA bình quân năm 2021, khu vực này không có sự thay đổi khi vẫn giữ được nhịp ở mức 9,4%.
 

Thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500 trong giai đoạn 2019-2022. Nguồn: Vietnam Report


Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn là nơi có ROA thấp nhất ở mức 7,8% năm 2022 và cũng có xu hướng giảm dần qua các năm.

Với chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân giai đoạn 2019-2022, các doanh nghiệp FDI tiếp tục thể hiện một kịch bản tích cực khi vẫn duy trì vị trí dẫn đầu ở mức 27,7%. Đây cũng là mức tỷ suất ROE cao nhất mà khu vực FDI đạt được trong giai đoạn 2019-2022.

Kế tiếp là khu vực doanh nghiệp tư nhân với mức ROE bình quân đạt 21,9%. Mặc dù có cải thiện đôi chút so với 2 năm trước đó, song hiệu quả sử dụng vốn của khu vực tư nhân hiện vẫn chưa quay trở về mức đỉnh 24,2% trước đại dịch Covid-19.

Trong khi cả 2 khu vực trên có sự gia tăng về chỉ số ROE bình quân thì khu vực doanh nghiệp nhà nước lại có mức sụt giảm đáng kể từ mức 23,6% xuống còn 16,5% năm 2022 - mức thấp nhất trong 4 năm vừa qua.

Như vậy, cả hiệu quả sử dụng vốn lẫn tài sản của các doanh nghiệp nhà nước đều thấp nhất trong 3 khu vực./.
QUỲNH ANH

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

Tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, vấn đề tồn đọng tại dự án TISCO2

(BKTO) - Ngày 27/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp ông Yang Ruo Bing - Chủ tịch HĐQT Công ty Công trình Luyện kim quốc tế (MCCI), trực thuộc Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201