Thứ Năm, 25/4/2024 - 09:02:34 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kiểm toán thuế là một yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế

THỨ HAI, 03/06/2019 09:40:00 | KIỂM TOÁN TRONG NƯỚC
(BKTO) - Hiện nay, có một số người còn cho rằng, kiểm tra thuế, phí, lệ phí chỉ thuộc trách nhiệm của cơ quan thuế. Chúng tôi có thể hiểu và chia sẻ quan điểm này, vì theo Luật NSNN, cơ quan tài chính, cơ quan thu gồm Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình thu NSNN. Những cơ quan này phải đảm bảo thực hiện đúng luật thuế và các quy định khác về thuế, phí, lệ phí cũng như chu trình hạch toán, quyết toán thu NSNN. Nhận thức như thế cũng không hoàn toàn sai nhưng thực ra là chưa đủ và chưa thấu đáo.

Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát có tính nội bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nói chung và trong ngành tài chính nói riêng là để đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ của ngành - một chức năng rất quan trọng vốn có trong quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra và tự kiểm soát nội bộ của ngành thuế và hải quan không thể thay thế cho việc kiểm tra, xác nhận của một chủ thể độc lập, ở ngoài hệ thống quản lý và thu NSNN để kiểm tra, giám sát, từ đó có những ý kiến đánh giá khách quan quá trình quản lý thu NSNN. Chủ thể đó không ai khác chính là KTNN.

Xuất phát từ lợi ích quốc gia và của người dân đóng thuế, tài chính công mặc nhiên phải được kiểm tra, giám sát trong việc tạo lập, sử dụng các nguồn tài chính Nhà nước, các tài sản quốc gia của một cơ quan độc lập là nguyên lý có tính phổ quát trong một xã hội dân chủ.

KTNN chính là một bộ phận quan trọng cấu thành bộ máy và cơ chế kiểm soát tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước không thể thiếu trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ (trong đó có Bộ Tài chính, ngành thuế, hải quan) là cơ quan hành pháp, cùng với cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và các chủ thể khác, trong đó có KTNN, theo quy định của Hiến pháp và luật pháp phối hợp chặt chẽ trong một hệ thống quyền lực nhằm gia tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý, làm cho nền tài chính quốc gia phát triển ổn định, bền vững.

Hướng dẫn của INTOSAI, kinh nghiệm tốt của các SAI trên thế giới cũng như yêu cầu từ thực tiễn quản lý tài chính công và kiểm toán tài chính công đã giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện, từ đó đi đến sự thống nhất rằng, việc tổ chức kiểm toán thuế thực sự rất cần thiết và là một tất yếu khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp thực tiễn quản lý nền kinh tế thị trường trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Kiểm toán thuế góp phần quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, vừa chống thất thu thuế vừa giúp người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế trong thực thi pháp luật thuế; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế, đồng thời cải cách thủ tục hành chính thuế.

PGS,TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA
Q. Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, KTNN
Theo Báo Kiểm toán số 22 ra ngày 30-5-2019

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201