Thứ Ba, 16/4/2024 - 11:40:23 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tăng tốc kinh tế nửa cuối năm 2020

THỨ SÁU, 31/07/2020 16:30:00 | GÓC NHÌN CHUYÊN GIA
(BKTO) - Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 24/6 cho biết, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng -4,9% trong năm 2020, không loại trừ cả các nước ASEAN vốn có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới hằng năm. Cả châu Á chỉ có Trung Quốc tăng trưởng khoảng 1% GDP và Việt Nam tăng khoảng 2% GDP…


IMF dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ năm 2021. Ảnh tư liệu

Sang năm 2021, kinh tế thế giới có thể sẽ phục hồi với mức tăng trưởng từ 0,5 - 8,4% và cũng chưa chắc chắn; kinh tế Việt Nam có thể tăng trên 7%. Các chính phủ cần tiếp tục tiến hành các gói hỗ trợ DN và hộ gia đình.

Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân trong công tác phòng, chống dịch. Việt Nam đã và đang đẩy lùi, kiểm soát được dịch bệnh; kịp thời hỗ trợ DN và người dân, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ. Nhiều tổ chức uy tín quốc tế đánh giá cao và coi Việt Nam là một điểm sáng trong các nền kinh tế mới nổi và trong việc ứng phó thành công với Covid-19. 

Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng nên 6 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều tác động từ đại dịch: suy giảm cả tổng cung và tổng cầu, tốc độ tăng trưởng GDP và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác thấp nhất trong 5 - 10 năm qua…

Chính phủ xác định quyết tâm thực hiện mục tiêu kép (chủ động phòng thủ bệnh tật cao trong phát triển, với tinh thần là không được để dịch bệnh Covid-19 quay lại lần thứ hai) và đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2020 ở mức cao nhất có thể; trong đó phấn đấu tăng trưởng đạt 4% GDP và CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân cả năm  không quá 4%. 

Việc giữ được tăng trưởng GDP thực dương trong 6 tháng đầu năm 2020, nhất là trong quý II đã tạo ra một nền tảng cơ bản để nền kinh tế Việt Nam có thể hồi phục lại ở một mức độ nhất định trong 6 tháng tới. Sự hồi phục sản xuất của ngành công nghiệp đang trở lại, với chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) từ dưới 40 đã tăng lên trên 50 vào cuối tháng 6/2020. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, 40,8% số DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được khảo sát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2020 gặp khó khăn hơn quý I/2020. 

 Những tháng cuối năm 2020 và triển vọng, Việt Nam có nhiều thuận lợi cơ bản, như có uy tín và vị thế quốc tế, khu vực thuận lợi. Đặc biệt, với thành công từ chống dịch Covid-19 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam; đồng thời, đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn. Cơ hội sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh truyền thống (dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, nông sản và thủy sản); lĩnh vực phục vụ tiêu dùng (phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế); các hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ, logistics, công nghiệp hỗ trợ).  

Trên thực tế, bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam đang được khống chế và tăng tái đàn lợn nuôi những tháng cuối năm 2020 sẽ giúp giá thịt lợn dần hạ nhiệt. Nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất. Các DN cũng có thêm cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm công. Quá trình tái cơ cấu các DNNN và các ngân hàng thương mại sẽ đẩy mạnh hơn. Các hoạt động M&A cũng được thúc đẩy cả bề rộng và bề sâu, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, chế tạo cơ khí… Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện. Thị trường bất động sản sẽ hình thành một chu kỳ đầu tư mới, với những điều chỉnh sâu về định hướng, quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn…

Bài học từ thực tiễn chống dịch Covid-19 cho thấy: cần coi trọng công tác thông tin cộng đồng và tâm lý đám đông; kiểm soát tình trạng đầu cơ, trục lợi và tham nhũng trong chống dịch; đề cao tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội của DN; hài hòa lợi ích trong nhập khẩu, phân phối hàng thiếu hụt (thịt lợn); coi trọng thị trường trong nước và phát triển các chuỗi cung ứng mới; phát triển thương mại điện tử, kinh tế nền tảng và phi tiếp xúc truyền thống; phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp và xuất khẩu dịch vụ; chủ động đa dạng hóa kịch bản tăng trưởng và kiểm soát rủi ro vĩ mô và vi mô… 

Về trung và dài hạn, Việt Nam cần nhiều hơn các đột phá nâng cao năng lực tự chủ của nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, gia tăng các động lực tăng trưởng mới; đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường; phát triển của khu vực tư nhân; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo theo chiều sâu và tận dụng tối đa các lợi ích, cơ hội từ hội nhập quốc tế và xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.

TS. NGUYỄN MINH PHONG

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân

Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân

(BKTO) - Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201