Thứ Năm, 18/4/2024 - 22:08:26 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương

CHỦ NHẬT, 21/10/2018 22:15:00 | GIÁO DỤC
(BKTO) - Theo Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, toàn quốc chỉ có 2/63 tỉnh, thành phố không thiếu giáo viên là Đà Nẵng, Đồng Nai; còn 21 tỉnh thiếu nhiều giáo viên (thiếu từ 1.000 giáo viên trở lên), đặc biệt là thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. Hà Nội là địa phương thiếu nhiều giáo viên nhất với 12.681 giáo viên.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT tính đến ngày 15/8, toàn quốc có trên 1,16 triệu giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó, giáo viên trường công lập là gần 1,1 triệu người, giáo viên trường ngoài công lập là trên 71.000 người. Chia theo bậc học, bậc mầm non có 309.770 giáo viên. Bậc tiểu học có 395.848 giáo viên. Bậc trung học cơ sở có 305.815 giáo viên. Bậc trung học phổ thông có 149.710.

So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là 75.989 người. Số lượng thiếu tập trung chủ yếu ở bậc mầm non, thiếu 43.732 người; tiểu học thiếu 18.953 người; trung học cơ sở thiếu 10.143 người; trung học phổ thông thiếu 3.161 người. Riêng cấp trung học cơ sở có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được.
 

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đang gây bức xúc trong dư luận thời gian qua - Ảnh: Hà Minh

Nguyên nhân của tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên được Bộ Giáo dục- Đào tạo lý giải là do công tác quy hoạch, dự báo của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả, dẫn đến tuyển dụng không đúng số lượng, cơ cấu đội ngũ, dẫn đến việc thừa thiếu cục bộ; bất cập trong việc phân cấp tuyển dụng giáo viên tại các địa phương cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng thừa, thiếu giáo viên chưa được kiểm soát...

Nhằm giải quyết tình trạng bất cập này, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm, định mức giáo viên, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp... theo quy định của Luật Viên chức. Bộ cũng đã có các văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố rà soát tình hình bố trí, sử dụng giáo viên mầm non, phổ thông và thực hiện tinh giản biên chế.

Kế hoạch sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ xác định số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học và thực hiện tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
 
Trước tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì khẩn trương rà soát và đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các địa phương có tăng dân số cơ học trên tinh thần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về tinh giản biên chế.

NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201