Thứ Sáu, 26/4/2024 - 10:22:48 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ

THỨ TƯ, 15/09/2021 22:40:00 | GIÁO DỤC
(BKTO) - Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc tham dự buổi lễ Ngày ITEC (Chương trình đào tạo do Chính phủ Ấn Độ tại trợ) với sự góp mặt của đại diện gần 3.000 ứng viên Chương trình ITEC và đại diện một số trường đại học Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ qua hình thức trực tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời và quý báu của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã viện trợ khẩn cấp thiết bị và oxy y tế giúp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam.

Sau 30 năm triển khai Chương trình ITEC, Ấn Độ đã đào tạo hơn 3.000 cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, giảng viên Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau gồm: kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ.

Chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước đồng thời thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực GD&ĐT nói riêng và các quan hệ hợp tác đối ngoại nói chung.

Theo Thứ trưởng, trước khi dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, Việt Nam có hơn 550 chương trình liên kết đào tạo, 190 nghìn du học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài; tiếp nhận 21 nghìn du học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam ở các bậc đào tạo khác nhau. Ngoài ra, hàng năm có hàng nghìn học sinh, sinh viên quốc tế đến Việt Nam và học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia chương trình trao đổi học sinh, sinh viên.
 

Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục rất tốt. Vietnamplus.vn


Để giảm tác động nghiêm trọng của đại dịch, Việt Nam thực hiện khẩu hiệu “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đã thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong học tập.

Năm 2020 và nửa đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, Chương trình ITEC vẫn triển khai thực hiện với hình thức đào tạo trực tuyến, sử dụng các hình thức học tập số duy trì các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cho học viên Việt Nam. Trong hơn 30 năm, Chương trình đã đóng góp một phần quan trọng cho ngành giáo dục trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Hàng năm, Ấn Độ cấp cho Việt Nam hơn 100 học bổng theo chương trình ITEC theo hình thức dài hạn và ngắn hạn về: tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, giáo dục, công nghệ, khoa học... Những khóa đào tạo này đã giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ công chức, viên chức, chuyên gia, giảng viên qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực chất lượng và quản trị lãnh đạo đặc biệt trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay.

Ngược lại, các trường đại học của Việt Nam cũng tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 

NGUYỄN LỘC 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201