Thứ Sáu, 19/4/2024 - 13:57:41 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Đã có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp hoàn toàn

THỨ BA, 28/09/2021 23:50:52 | GIÁO DỤC
(BKTO) - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), có 25 địa phương hiện đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh, gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Quảng Ninh. Đây là những địa phương không xuất hiện dịch, hoặc đã kiểm soát được dịch bệnh, tình hình trên địa bàn được đánh giá là an toàn.

 

Lào Cai là 1 trong 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp.
Trong ảnh: Thầy và trò tại một điểm trường vùng cao huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh minh họa: N.LỘC


Ngoài ra, hiện có 13 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm: Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế. Những địa phương này đang từng bước kiểm soát được dịch bệnh và ngành Giáo dục địa phương tận dụng thời gian "vàng" cho trẻ đến trường tại những vùng an toàn. 

25 địa phương còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Trong số này chủ yếu là các địa phương khu vực phía Nam, Nam Trung Bộ, 3 thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội - nơi dịch bệnh vẫn đang phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao.
 

25 địa phương đang tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, trong đó có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: N.LỘC


Theo đề nghị của Bộ GD&ĐT, các địa phương cần tranh thủ tối đa thời gian vàng khi dịch bệnh kiểm soát được để dạy học trực tiếp. Trước đó, để hướng dẫn công tác dạy và học trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã ban hành các Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên. 

Các hướng dẫn yêu cầu các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đảm bảo mục tiêu chất lượng giáo dục. 

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành các Công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, trong đó đã rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh. 
N.LỘC
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201