Chủ Nhật, 5/5/2024 - 06:47:50 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn mọi mặt cho trẻ em

THỨ BA, 26/10/2021 16:58:26 | GIÁO DỤC


(BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

Theo Dự thảo, cơ sở giáo dục mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập loại hình tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
 

Cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Ảnh minh họa: N.LỘC


Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập là xây dựng kế hoạch phát triển; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Đồng thời, tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Bảo đảm việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.

Chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ quy mô trên 7 trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

Chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập phải đáp ứng tiêu chuẩn: Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phẩm chất, đạo đức tốt; dưới 65 tuổi; sức khỏe tốt; có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định do các trường cao đẳng, đại học sư phạm tổ chức.

Theo Dự thảo, trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau: Nhóm trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ em; nhóm trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em; nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em.

Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau: Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em; lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em; lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.

Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có tối thiểu 2 giáo viên. Trong đó, tối thiểu 1 giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên.

Về thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, Dự thảo nêu rõ: Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, cơ sở giáo dục mầm non độc lập xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập; đảm bảo tổ chức đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; linh hoạt tổ chức các hoạt động vui chơi, tập thể, giao lưu, trải nghiệm cho trẻ hàng ngày.

Cơ sở giáo dục mầm non độc lập tổ chức kiểm tra sức khỏe trẻ em tối thiểu 1 lần trong một năm học, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ trên các biểu đồ tăng trưởng, đánh giá sự phát triển của trẻ em theo quy định.
N.LỘC

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201