Thứ Sáu, 02/5/2025 - 02:38:20 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Có phương án xét tuyển đại học, cao đẳng cho thí sinh thuộc diện xét tốt nghiệp đặc cách

THỨ SÁU, 30/07/2021 20:36:48 | GIÁO DỤC
(BKTO) – Tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh 2021 với các trường đại học (ĐH) phía Nam và 2 ĐH Quốc gia về việc xét tuyển sinh ĐH đối với thí sinh thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH có phương án tính toán tỉ lệ chỉ tiêu dành lại phù hợp với tỉ lệ các thí sinh đặc cách tốt nghiệp, không để các em bị ảnh hưởng quyền lợi xét tuyển ĐH.

 

Do nhiều thí sinh bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nên dự kiến chỉ còn khoảng 15 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Ảnh minh họa: N.LỘC


Theo Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra trong các ngày 06 - 07/8. Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này có khoảng 26 nghìn thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Trong đó, có khoảng 10 nghìn thí sinh thuộc diện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT. Dự báo số liệu này có thể biến động theo chiều hướng tăng, nhưng không nhiều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Số thí sinh dự thi đợt 2 dự kiến tối đa khoảng 15 nghìn em.

Bộ cũng đã xem xét giải quyết xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều em (với tỉ lệ không nhỏ) có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH, cao đẳng bằng phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, song không có điểm (do được xét đặc cách tốt nghiệp, không phải thi). 

Trước thực trạng này, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, để thí sinh có thể tham dự. Kỳ thi này dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 (tuỳ theo điều kiện thực tiễn).

Đối với thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH phát huy tinh thần tự chủ và trách nhiệm xã hội, có phương án chung trên toàn hệ thống, tính toán tỉ lệ chỉ tiêu dành lại phù hợp với tỉ lệ các thí sinh đặc cách tốt nghiệp.

Theo đó, có thể dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của 2 ĐH Quốc gia tổ chức để xét tuyển, hoặc xét tuyển bằng học bạ. Các trường cần dành lại một số chỉ tiêu tuyển sinh cho những thí sinh này phù hợp với tỉ lệ nói trên, nhằm bảo đảm quyền lợi cho các em, nhưng cũng bảo đảm công bằng cho thí sinh xét tuyển chung trong đợt tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các giải pháp nhằm đảm bảo tốt yêu cầu tuyển sinh của trường, cũng như quyền lợi cho thí sinh.

Nhất trí với phương án mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra, PGS,TS. Nguyễn Minh Tâm – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho hay: Ở đợt thi thứ nhất – kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có hơn 69 nghìn thí sinh dự thi và đã thành công. Số thí sinh dự thi đợt 2 khoảng 26 nghìn em, dự kiến tổ chức tại 4 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Khánh Hòa và TP. Đà Nẵng.
 

Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH có phương án xét tuyển cho thí sinh thuộc diện xét tốt nghiệp đặc cách, không thể dự thi. Ảnh: N.LỘC


Ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của các cơ sở ĐH và sự sẵn sàng hỗ trợ trong công tác tuyển sinh; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn lưu ý, tới đây bộ phận chuyên môn cần bổ sung danh sách và số lượng thí sinh được xét đặc cách để gửi dữ liệu cho các trường. Sau khi có số liệu, các trường sớm công bố phương án điều chỉnh bổ sung, để thí sinh đăng ký xét tuyển. 

Về phương án tuyển sinh, cơ bản các trường áp dụng xét tuyển bằng phương thức xét học bạ, hoặc căn cứ vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của 2 ĐH Quốc gia hoặc các phương thức xét tuyển khác. Thứ trưởng đề nghị, các cơ sở giáo dục ĐH chủ động phương án xét tuyển. Riêng với kỳ thi đánh giá năng lực, Bộ sẽ phối hợp với 2 ĐH Quốc gia và các địa phương để tính toán địa điểm, thời gian tổ chức hợp lý, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, công bằng cho thí sinh. 

Với những trường tổ chức thi năng khiếu, Thứ trưởng đề nghị, các đơn vị cần gửi thông tin về Bộ để tổng hợp số liệu. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ làm việc với các trường để có giải pháp thỏa đáng, phù hợp với bối cảnh thực tiễn.
NGUYỄN LỘC

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     2 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201