Thứ Bảy, 27/4/2024 - 01:25:27 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cần đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

THỨ SÁU, 12/08/2022 21:18:17 | GIÁO DỤC
(BKTO) - Đây là thông tin được các đại biểu đề cập tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng ngày 12/8.

 

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: N.LỘC


Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 64 điểm cầu trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội.

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số Ban, ngành Trung ương, cơ quan của Quốc hội và các địa phương tại 63 điểm cầu tỉnh/thành phố, một số chuyên gia, đại diện lãnh đạo các trường đại học.

Theo báo cáo tại Hội nghị cho biết, năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới...

 

GS,TS. Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tham luận tại Hội nghị, đề cập đến chính sách dành cho giáo viên.
Ảnh: N.LỘC


Tham luận tại Hội nghị về vấn đề này, nhiều ý kiến đã nêu bật tình trạng thiếu giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là khi toàn Ngành đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Trong báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, cấp học mầm non và tiểu học trên địa bàn vẫn còn thiếu nhiều giáo viên so với quy định.

Theo thống kê, chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến hết năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 527 giáo viên nghỉ việc. Tình trạng thiếu giáo viên là một trở ngại rất lớn trong việc nâng cao chất lượng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đến năm học 2022-2023, số giáo viên trên địa bàn tỉnh dự kiến thiếu trên 3.000 giáo viên. 

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa Trần Văn Thức cho biết, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục tỉnh vẫn còn thiếu nhiều. Đến năm học 2022-2023, Thanh Hóa dự kiến thiếu hơn 10 nghìn giáo viên các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Do đó, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Nội vụ, với các ngành liên quan xem xét, giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng. 

Bên cạnh vấn đề đảm bảo số lượng giáo viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, theo GS,TS. Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngành Giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng đội ngũ này trong năm học tới cũng như các năm tiếp theo. Bởi để triển khai thành công chương trình mới, vai trò của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. 

Từ thực trạng đó, nhiều ý kiến cũng đề nghị các Bộ, ngành cần có thêm chính sách để thu hút nguồn giáo viên chất lượng vào giảng dạy, đặc biệt là giáo viên cho các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới còn thiếu hụt../.
N.LỘC

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201