Thứ Sáu, 3/5/2024 - 03:44:59 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Đưa nghệ thuật truyền thống xuống phố: Một cách bảo tồn hiệu quả

THỨ NĂM, 06/08/2015 09:05:00 | VĂN HÓA
(BKTO)- Những chương trình nghệ thuật cổ truyền được biểu diễn trên các tuyến phố đi bộ ở phố cổ Hà Nội và bên bờ sông Hàn Đà Nẵng luôn thu hút đông khán giả đã trở lên quen thuộc với du khách và người dân địa phương. Đây chỉ là hai trong số nhiều chương trình nhằm bảo tồn âm nhạc truyền thống, với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.


Một buổi trình diễn âm nhạc dân gian do Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam tổ chức trên phố cổ Hà Nội. Ảnh:T.K  
 
Âm nhạc đường phố hút khách

Nhằm đưa các tuyến phố đi bộ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng đông khách tham quan, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đưa các dịch vụ, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, chủ yếu là các loại hình nghệ thuật truyền thống vào hoạt động. Các tiết mục biểu diễn trên phố được công chúng đón nhận bởi chính sự nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở của cuộc sống vừa tạo dấu ấn cho tuyến phố đi bộ, vừa là hình thức kêu gọi cộng đồng chung tay bảo tồn văn hóa.

Đây không phải lần đầu tiên Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam - đơn vị tổ chức chính của đêm nhạc trên phố - quảng bá âm nhạc cổ truyền ở phố cổ.  Việc làm này đã bắt đầu từ năm 2005 đến nay. Nếu như trước đó, đơn vị chỉ biểu diễn 1 buổi/tuần, thì nay lịch diễn đã tăng lên 4 buổi/tuần. Hiện có 6 điểm nhạc hoạt động thường xuyên vào các ngày cuối tuần tại các tuyến đường đi bộ của phố cổ Hà Nội. Hàng Buồm, Mã Mây, Đồng Xuân... là những địa điểm quen thuộc gắn liền với những đêm nhạc phố của người dân Thủ đô và du khách nước ngoài đến tham quan phố cổ Hà Nội. Dù chương trình diễn ngoài trời, không cố định địa điểm nhưng luôn đông khán giả tìm đến để thưởng thức.

Được triển khai thí điểm từ ngày 12/7/2015 cho tới hết tháng 9/2015, bờ sông Hàn đã trở thành sân khấu được các nghệ sĩ lựa chọn biểu diễn các vở tuồng của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng). Nghệ thuật tuồng vốn được bảo tồn, phát huy tốt tại Đà Nẵng, nay sẽ càng thu hút đông đảo khán giả xem diễn mỗi đêm.

Đề xuất ý tưởng này, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng muốn tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố được thưởng thức những tiết mục tuồng đặc sắc, khi họ không có cơ hội được đến nhà hát. Các nghệ sỹ còn hướng dẫn khán giả cách vẽ mặt tuồng cũng như thuyết minh các tích tuồng sắp diễn, vì vậy những buổi tối bên sông Hàn đều đông kín khán giả. Trước đó, tỉnh Khánh Hòa từng đưa nghệ thuật tuồng xuống phố và nhận được tín hiệu phản hồi tích cực từ công chúng. Mới đây, tại Hội An (Quảng Nam), một số nhóm nhạc đường phố cũng được cho phép biểu diễn âm nhạc cổ truyền trong phố cổ. Nhiều nghệ sỹ cũng tự quyên góp kinh phí, tổ chức biểu diễn những tích tuồng xưa phục vụ người dân và du khách tham quan... 
 
Thiếu kinh phí hoạt động

Thành công của những buổi diễn nghệ thuật thuyền thống trên phố đã thể hiện tính đúng đắn, hiệu quả của chủ trương xã hội hóa bảo tồn nghệ thuật dân tộc. Tuy nhiên, để thực hiện được những dự án ý nghĩa này, các đơn vị tổ chức đã phải trải qua không ít những khó khăn, thách thức và vẫn còn đó những trở ngại phía trước. Biểu diễn miễn phí, chủ yếu là phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, hướng đến bảo tồn các loại hình nghệ thuật cổ truyền, thế nhưng, các chương trình này đang rất cần nguồn tài trợ để tồn tại và xa hơn là nhân rộng, phát triển.

Cụ thể như tại diễn viên tham gia biểu diễn các đêm diễn âm nhạc đường phố ở phố cổ Hà Nội có đủ mọi độ tuổi, trong đó có cả những nghệ sỹ đã cao tuổi và những bạn trẻ chung niềm đam mê với âm nhạc truyền thống. Họ tham gia biểu diễn đều xuất phát từ niềm say mê và mong muốn bảo tồn nghệ thuật truyền thống, không đặt nặng vấn đề thù lao. Theo nhạc sỹ Thao Giang - phụ trách Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, nguồn kinh phí để duy trì hoạt động biểu diễn chủ yếu là do UBND quận Hoàn Kiếm cấp và một phần nhờ nguồn tài trợ xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài, đơn vị vẫn phải chủ động nguồn kinh phí, do đó, đơn vị vẫn đang kêu gọi nguồn tài trợ từ cộng đồng.

Câu chuyện làm sao thu hút được tài trợ của xã hội để duy trì, nhân rộng các chương trình biểu diễn cũng là những trăn trở chung của nhiều đơn vị nghệ thuật xã hội hóa khác trên cả nước. Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, việc biểu diễn nghệ thuật miễn phí cho người dân thưởng thức là cần thiết. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của các đoàn nghệ thuật xã hội hóa, đó là tìm được nhà tài trợ để hỗ trợ bền vững một phần kinh phí dàn dựng, biểu diễn. Tuy nhiên, mong ước trên xem ra còn quá xa vời, khi đến giờ, phần lớn các đơn vị hoạt động đều là nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ dè dặt từ Nhà nước.

NGUYỄN LỘC

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

Cần có cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính để thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201