Thứ Bảy, 27/4/2024 - 09:23:17 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Giáo trình Quản lý tài chính công, tài sản công

THỨ BẢY, 10/07/2021 00:53:29 | CHUYỂN ĐỘNG KIỂM TOÁN
(BKTO) - Sáng 09/7, tại trụ sở KTNN (116, Nguyễn Chánh, Hà Nội), Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh đã chủ trì Họp trực tuyến Ban biên soạn (BBS) Giáo trình Quản lý tài chính công, tài sản công. Tham dự có các thành viên trong BBS.

 

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: H. NHUNG


TS. Nguyễn Hữu Hiểu - Trưởng khoa Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, thư ký BBS - cho biết: Giáo trình Quản lý tài chính công, tài sản công được xây dựng nhằm phục vụ công chức, viên chức mới được tuyển dụng vào KTNN tham gia Khóa bồi dưỡng ngạch kiểm toán viên cấp độ I; các đối tượng khác cần bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ tài chính công, tài sản công.

Giáo trình sẽ giúp người học nắm vững kiến thức lý luận và nghiệp vụ quản lý tài chính công, tài sản công để vận dụng vào giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn về tài chính công, tài sản công cũng như hoạt động kiểm toán nguồn lực công.

Giáo trình cũng giúp người học tự nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính công (đặc biệt là quản lý NSNN), tài sản công và đề xuất ý tưởng, quan điểm, giải pháp hoàn thiện các quy định đó cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu đổi mới quản lý tài chính công, tài sản công của đất nước; chủ động, sáng tạo trong học tập,  nghiên cứu môn học, hình thành ý thức tôn trọng và có trách nhiệm đối với lợi ích công.
 

TS. Nguyễn Hữu Hiểu trình bày Dự thảo Đề cương Giáo trình.
Ảnh: H. NHUNG


Thông tin cụ thể về Dự thảo Đề cương, TS. Nguyễn Hữu Hiểu cho hay, Giáo trình gồm 2 phần. Phần I - Quản lý tài chính công gồm 6 chương: Tổng quan về quản lý tài chính công; Quản lý NSNN; Quản lý các quỹ tài chính công ngoài NSNN; Quản lý tài chính tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị khác; Quản lý nợ công; Quản lý phần vốn nhà nước tại DN.

Phần II - Quản lý tài sản công gồm 5 chương: Tổng quan về quản lý tài sản công; Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác; Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Quản lý tài sản công tại DN; Quản lý nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên.

Giáo trình được xây dựng với thời lượng đào tạo 60 tiết. Trong đó,  tối đa 50% thời lượng  dành cho lý luận, phần còn lại là trao đổi kinh nghiệm, giải quyết tình huống, thảo luận nhóm.
 

Các đại biểu tham dự cuộc họp trực tuyến. Ảnh: H. NHUNG


Tại cuộc họp, các thành viên trong BBS cơ bản thống nhất với Đề cương sơ bộ của Giáo trình; đồng thời thảo luận, trao đổi cụ thể về tên gọi các phần, bố cục, kết cấu, nội dung của từng Chương để hoàn thiện Giáo trình, đảm bảo yêu cầu về tiến độ cũng như chất lượng biên soạn.

Đánh giá cao các ý kiến tại cuộc họp, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh đề nghị BBS nghiên cứu, tiếp thu tối đa để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của Giáo trình.

Liên quan đến các khái niệm, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị: Ngoài Hiến pháp và Luật KTNN, trên phương diện cơ sở pháp lý về tài chính công và tài sản công, BBS cần tham khảo thêm Luật Tài sản công và Luật NSNN để đưa ra cách tiếp cận phù hợp./.
 
Tin và ảnh: HỒNG NHUNG
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Chú trọng xây dựng tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động

Chú trọng xây dựng tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động

(BKTO) - Trước khi tiến hành kiểm toán, việc xây dựng tiêu chí kiểm toán luôn đóng vai trò quan trọng. Với kiểm toán hoạt động (KTHĐ) - một loại hình kiểm toán mới và khó đang được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chú trọng thực hiện, việc thiết lập các tiêu chí kiểm toán càng quan trọng hơn nhằm giúp định hướng cuộc kiểm toán, xác định những nội dung cần tập trung kiểm toán.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201