Thứ Sáu, 26/4/2024 - 12:46:14 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cần giải pháp hạn chế người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần

THỨ BẢY, 02/11/2019 09:25:00 | AN SINH XÃ HỘI
(BKTO) - Bày tỏ lo ngại trước tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng gia tăng, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp để hạn chế tình trạng này, góp phần thực hiện mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân.

Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi- Thanh Hóa phát biểu: Từ năm 2014 đến năm 2018, mỗi năm bình quân số người tham gia hệ thống BHXH của chúng ta là 1 triệu người nhưng số người hưởng BHXH một lần trong 5 năm là 2,7 triệu người thì không hiểu rằng Nghị quyết 28-NQ/TW của chúng ta có đạt được mục tiêu là bao phủ BHXH toàn dân hay không?

Từ thực tế này, đại biểu Bùi Sỹ Lợi đề nghị, Chính phủ cần có tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 93/2015/Qh13 của Quốc hội về BHXH một lần, để chúng ta hạn chế hưởng chính sách BHXH một lần.

Đại biểu Lợi chỉ rõ: Trong số 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần thì 93% là mới đóng BHXH được 10 năm; trong 93% đó thì 50% mới đóng được dưới 1 năm đến dưới 3 năm. “Điều này chúng ta không giải thích cho người lao động để người lao động biết giải quyết khó khăn hôm nay, chúng ta không rút tiền BHXH thì đến khi người về hưu mới có chính sách để đảm bảo cuộc sống khi tuổi già. Đây là một vấn đề an sinh xã hội mà Đảng, Nhà nước phải chăm lo cho người dân”- đại biểu Lợi nói.

Bên cạnh giải pháp để hạn chế hưởng BHXH một lần, đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nâng mức hỗ trợ để người dân tham gia BHXH tự nguyện, phấn đấu làm sao đạt nhanh tốc độ tăng bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28 của Trung ương.
 

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá lại chính sách để hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần- Ảnh: ST

Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước), BHXH được xem là một trong những trụ cột của an sinh xã hội. Qua nghiên cứu, thời gian qua, lĩnh vực BHXH đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ bao phủ đã dần được tăng lên, ước tính hết năm 2019 đạt bao phủ 32,5% trong tổng số lực lượng lao động.

Tuy nhiên, đại biểu Hạnh cũng chỉ ra thực tế, đối tượng tham gia BHXH dần mở rộng, nhưng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện còn rất thấp và khó khăn; chưa có số liệu cụ thể đánh giá tỷ lệ này. Tình trạng hưởng BHXH một lần ngày càng gia tăng, việc giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần rất dễ dàng, trong khi so với các nước, Việt Nam áp dụng khá mở việc giải quyết chế độ này.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ dữ liệu BHXH giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội còn hạn chế. Cơ quan Thuế cung cấp số liệu hiện nay có 610.000 DN nộp thuế nhưng BHXH thu được 327.000 DN, còn lại 283.000 DN đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ.

“Tôi đồng tình với quan điểm đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng BHXH cho đối tượng hộ cận nghèo và hộ nghèo để làm sao mở rộng đối tượng tham gia BHXH, để đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, đề nghị tiến hành tổng kết Nghị quyết 93 của Quốc hội để làm cơ sở cho việc điều chỉnh pháp luật đối với việc hưởng chế độ BHXH một lần nhằm giảm tình trạng này, hướng tới sửa Luật BHXH. Cùng với đó, cần đưa tỷ lệ bao phủ BHXH vào Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2020”- đại biểu Hạnh đề nghị.

KIM AN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201