Thứ Bảy, 20/4/2024 - 20:54:01 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

"Tìm đường" cho thuốc Việt vào bệnh viện

THỨ BA, 10/09/2019 12:20:00 | Y TẾ
(BKTO)- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng, tuy nhiên con đường để thuốc Việt vào được các bệnh viện vẫn còn nhiều gian nan. Theo các chuyên gia, để thuốc sản xuất trong nước có “chỗ đứng”, cần nhiều giải pháp hơn nữa, không chỉ từ phía doanh nghiệp, mà từ cả cách quản lý và ý thức tiêu dùng của người dân.

Theo thống kê của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, hiện các loại thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phòng và chữa bệnh- Ảnh minh họa


Theo thống kê của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, hiện các loại thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phòng và chữa bệnh; tự sản xuất được 12/13 vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng an toàn, chất lượng.

Cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong đó, có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh.

Thời gian gần đây, ý thức người tiêu dùng, doanh nghiệp và cán bộ y tế trong việc ưu tiên dùng thuốc Việt đã có nhiều chuyển biến. Theo đó, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc nội trung bình tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh có sự tăng trưởng rõ rệt, năm 2018 đạt trung bình hơn 57%, cao gấp gần 2 lần so với năm 2013.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện, Bộ Y tế đã ban hành danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu giá trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu nếu trong nước đã sản xuất được thuốc cùng loại.

Với tỷ lệ sử dụng thuốc nội trên toàn tỉnh đã đạt gần 77%, đại diện Sở Y tế Quảng Bình cho hay, tại các cơ sở y tế, các bác sĩ đã nâng cao nhận thức, ưu tiên kê đơn thuốc nội trong khám và điều trị nội, ngoại trú. Đây cũng là biện pháp tạo sự tin tưởng của người dân đối với thuốc sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dược tại địa phương cũng tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm thuốc, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo lòng tin với người dân.

Dù đã có những khởi sắc, tuy nhiên theo các chuyên gia, việc lựa chọn thuốc sản xuất trong nước vẫn còn thấp ở một số khu vực. Tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tỷ lệ sử dụng thuốc nội không cao. Nguyên nhân là do đặc thù riêng của những bệnh viện tuyến cuối thường phải sử dụng các loại thuốc chuyên khoa sâu, nhưng phần lớn các loại thuốc này chưa sản xuất được trong nước nên phải sử dụng thuốc ngoại. Mặt khác, theo Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco Nguyễn Huy Văn, ngoài nguyên nhân do tâm lý sính thuốc ngoại vẫn ăn sâu trong suy nghĩ của nhân viên y tế và người tiêu dùng, thì thuốc nội vẫn khó có thể cạnh tranh về giá khi đấu thầu vào các bệnh viện.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc công ty Dược Hậu Giang Đoàn Đình Duy Khương cũng cho rằng, bất cập lớn nhất trong đấu thầu thuốc hiện nay là phân nhóm kỹ thuật mà chưa thể hiện sự tương đồng giữa các loại thuốc. Điều này dẫn đến việc có sự chênh lệch nhau về chất lượng trong cùng một nhóm thuốc tham gia đấu thầu, những thuốc có giá nền thấp có cơ hội trúng thầu cao, còn thuốc chất lượng vượt trội, giá cao thường hay bị loại.

Để nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc nội, theo các chuyên gia, một trong các giải pháp khá hiệu quả là luôn ưu tiên thuốc nội trong đấu thầu, cung ứng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Cũng như hoàn thiện và minh bạch hóa hơn nữa các quy trình đấu thầu, hệ thống hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp dược trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, chính các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục tập trung ưu tiên kết nối, hội nhập với quốc tế; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc từ các nước phát triển; đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm kết hợp với các chương trình như “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá… để nâng cao vị thế sản phẩm, tạo thế mạnh cạnh tranh.

ĐÔNG SƠN (tổng hợp)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201