Thứ Bảy, 27/4/2024 - 02:07:33 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tăng cường giám sát, xử lý triệt để các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch

CHỦ NHẬT, 16/12/2018 22:25:00 | Y TẾ
(BKTO) - Mùa đông - xuân là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Theo cảnh báo của Bộ Y tế, 3 bệnh hay gặp nhất trong mùa đông - xuân là tay chân miệng (TCM), sởi và sốt xuất huyết (SXH).

Gần 91 nghìn người mắc bệnh tay chân miệng

Khí hậu mùa đông - xuân là thời điểm rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển. Đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như bệnh sởi, cúm, não mô cầu…, bệnh lây qua đường tiêu hoá như bệnh TCM, tiêu chảy... Ngoài ra, tại khu vực có nền nhiệt độ cao như phía Nam vẫn tiếp tục ghi nhận bệnh do muỗi truyền như SXH.
 

Để phòng tránh các dịch bệnh mùa đông - xuân người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở sạch sẽ- Ảnh: ST 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, chỉ tính đến cuối tháng 10/2018, cả nước có gần 91 nghìn người mắc bệnh TCM. Số người mắc bệnh chủ yếu ở khu vực miền Nam (chiếm 78,9%), trong đó, 46% trường hợp nhập viện, 6 người chết. So với cùng kỳ năm 2017, số người mắc trong cả nước tăng 1,4%, số người nhập viện tăng 3,3%. Đáng chú ý, 81% số người mắc TCM là ở trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo (từ 1-5 tuổi).

Ðối với bệnh SXH, cả nước có gần 83 nghìn người mắc, trong đó, 12 người chết. So cùng kỳ năm 2017, số người mắc giảm 47,6%, số người chết giảm 67% (giảm 23 người). Ðáng chú ý, số người sốt phát ban nghi sởi có gần 4.000 người, chủ yếu tại khu vực miền Bắc (chiếm 73,1%), trong đó, 1.093 người mắc sởi dương tính và 1 người chết. So cùng kỳ năm 2017, số người mắc sốt phát ban tăng 12 lần. Trong số các trường hợp mắc bệnh, có đến 45% chưa tiêm chủng và 42% không rõ tiền sử tiêm chủng, chỉ có 13% số trẻ đã được tiêm chủng…

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, hiện nay, các bệnh dịch lưu hành ở nước ta như TCM, SXH, sởi tiếp tục ghi nhận và số người mắc tiếp tục có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương. Tại Hà Nội, dịch bệnh SXH giảm nhiều so cùng kỳ năm trước, nhưng thời gian gần đây, có sự gia tăng số người mắc bệnh TCM và sởi. Đến cuối tháng 10/2018, toàn thành phố có hơn 409 người mắc sởi (tăng 125 người so cùng kỳ năm 2017) và 1.742 người mắc TCM (tăng gấp hai lần so cùng kỳ năm 2017). Tuy nhiên, chưa có trường hợp chết và chưa xảy ra ổ dịch lớn.

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng cho rằng, nguyên nhân tăng số người mắc các bệnh nêu trên là do biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động rộng. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh SXH, TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng trong khi ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao. Ngoài ra, việc quản lý đối tượng tiêm chủng chưa hiệu quả do biến động dân cư; một số địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, phó mặc công tác phòng, chống dịch bệnh cho ngành y tế. Một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền và ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ bọ gậy; chưa đưa trẻ đi tiêm chủng theo hướng dẫn của ngành y tế…

Tăng cường giám sát, xử lý triệt để các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch

Để phòng tránh dịch bệnh mùa đông - xuân, bác sĩ Nguyễn Bá Đăng - Chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, ăn chín, uống nước đã đun sôi, sử dụng nguồn nước sạch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.

Cùng với đó, người dân lựa chọn các loại thực phẩm bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng; giữ ấm cơ thể; đưa trẻ nhỏ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ các vắc xin theo độ tuổi, người dân cần có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ, giữ ấm cơ thể và hạn chế tiếp xúc đông người để tăng hiệu quả phòng bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh dịch bệnh mùa đông - xuân, bác sĩ Nguyễn Bá Đăng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tập trung vào công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, huy động sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch. Đẩy mạnh các hoạt động tiêm vắc xin phòng bệnh, thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng, tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi, rubella cho các đối tượng nguy cơ cao. Trong quý III năm 2018, Bộ Y tế đã tổ chức chiến dịch tiêm sởi - rubella cho toàn bộ trẻ từ 1-5 tuổi tại 88 huyện của 19 tỉnh, thành có nguy cơ cao đạt tỷ lệ trên 96%, tiếp tục tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho khoảng 4,2 triệu trẻ từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019 tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố nguy cơ cao.

Đồng thời, tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh dưới nhiều hình thức; thực hiện nghiêm công tác phòng chống lây nhiễm, phòng chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc, hóa chất đáp ứng phòng chống dịch; tổ chức kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nguy cơ cao về dịch bệnh.

LÊ HÒA

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201