Thứ Sáu, 26/4/2024 - 23:30:10 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế phải gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

THỨ NĂM, 27/06/2019 14:47:45 | Y TẾ
(BKTO) - Đây là vấn đề được các chuyên gia đặt ra tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển bền vững đối tượng tham gia bảo hiểm y tế” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây. Theo đó, việc đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đặc biệt là tuyến y tế cơ sở chính là một giải pháp hữu hiệu để người dân tin tưởng và chủ động tham gia BHYT.


Điều chỉnh chính sách tài chính y tế cơ sở

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đánh giá, thời gian qua ngành y tế đã có một bước tiến dài trong lịch sử. Từ khi thực hiện chính sách BHYT, quá trình KCB, nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm phục vụ bệnh nhân đã tốt lên nhiều. Tuy nhiên, so với nhu cầu của xã hội, so với yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương thì chưa đáp ứng được mong muốn, ý chí của nhân dân. Chính vì vậy, một bộ phận người dân không muốn tham gia BHYT và cho rằng khi ốm mới đến các tuyến cơ sở y tế và không dùng BHYT có khi tốt hơn dùng BHYT.
 

Nâng cao chất lượng KCB sẽ thu hút người dân tích cực tham gia BHYT- Ảnh: ST


Thực tế hiện nay, chất lượng KCB tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và Trung ương đã tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, điều làm cho người dân chưa thật sự tin tưởng vào công tác KCB BHYT là chất lượng KCB tại các tuyến y tế xã, phường, thị trấn chưa thực sự đạt hiệu quả tích cực, vẫn còn để xảy ra tình trạng vượt tuyến, quá tải bệnh viện tuyến trên. Điều này không đúng với tinh thần Nghị quyết của Trung ương là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Vì vậy, theo ông Lợi, cần điều chỉnh chính sách tài chính y tế và phải quan tâm đến tài chính y tế cơ sở để nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở. “Chúng tôi đi giám sát, đến các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, đồng bào của chúng ta rất khó khăn, bệnh tật rất nặng, nhưng chuyển lên tuyến trên rất khó khăn, do giao thông, điều kiện, kinh phí, nguồn lực. Vì vậy chúng ta phải có cách thức để nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, bao gồm bệnh viện tuyến huyện, quận, trạm xá xã và phát triển mô hình y tế tư nhân, để xã hội hóa và người dân chúng ta phải được đảm bảo sức khỏe”- ông Lợi nói.

Đề cập đến vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, định hướng phát triển cho y tế cơ sở đang là một trong những mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng là muc tiêu quyết liệt của ngành y tế và BHXH Việt Nam. Trong thời gian qua, rất nhiều cơ chế, chính sách được thay đổi trong định hướng hướng tới cơ sở. Trước hết về cơ chế tài chính, Nghị định 146/2018/NĐ- CP đã mở rộng về cơ chế tài chính để đủ nguồn lực cơ bản cho y tế xã, y tế huyện có thể đảm nhiệm được đúng chức năng nơi quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân nói chung và người có thẻ BHYT nói riêng.

Đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Chia sẻ về công tác bảo đảm quyền lợi KCB BHYT, Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam và ngành Y tế triển khai lập hồ sơ sức khỏe; đưa các bệnh mạn tính không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe để quản lý tại các trạm y tế xã, để những bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, trong đó có ung thư, đặc biệt là tăng huyết áp và tiểu đường sẽ được quản lý và điều trị ở tuyến cơ sở.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, chúng ta phải đưa ngay các bệnh có tính chất mãn tính không lấy nhiễm, giao cho các trạm y tế cấp xã, cấp thuốc quản lý sức khoẻ để người dân không phải lên tuyến huyện. Cùng với đó, phải tính toán triển khai mô hình bác sĩ gia đình, bác sĩ đó hoàn toàn có quyền tư vấn, KCB, không phải lên tuyến y tế huyện. “Người dân hiện nay đang có ý kiến việc chuyển tuyến giữa tuyến huyện lên tuyến tỉnh, từ tỉnh lên Trung ương rất khó khăn. Nếu có hệ thống bác sĩ gia đình sẽ giải quyết được bài toán này. Ngành BHXH và ngành y tế phải nghiên cứu vấn đề này rất khẩn trương để áp dụng mô hình này”- ông Lợi đề xuất.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc đầu tư để nâng cấp, hoàn thiện hơn cơ sở vật chất, đảm bảo các trang thiết bị cơ bản cho trạm y tế xã, phường thì vấn đề quan trọng đặt ra là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế để đảm bảo chất lượng KCB, khiến người dân yên tâm khi đến KCB tại trạm y tế xã, phường. Ngành y tế và ngành BHXH cũng cần có những điều chỉnh để tạo thông thoáng cơ chế cải cách hành chính một cách tích cực hơn để tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong KCB BHYT.

NGUYÊN AN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201