Thứ Năm, 25/4/2024 - 05:14:29 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần

THỨ SÁU, 21/12/2018 17:10:00 | Y TẾ
(BKTO) - Thống kê của Bộ Y tế công bố năm 2017 cho thấy, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng.

Còn theo thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần, khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Đáng chú ý, tình trạng mắc rối loạn tâm thần ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên đang ngày càng gia tăng, nhưng chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Báo cáo mới nhất của UNICEF năm 2018 về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên.

Một khảo sát dịch tễ trên mẫu đại diện quốc gia của 10/63 tỉnh, thành cho thấy, mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề như lo âu, trầm cảm, cô đơn, tăng động và giảm chú ý. Đặc biệt, việc lạm dụng chất, đặc biệt là thuốc lá là phổ biến trong nam vị thành niên Việt Nam (gần 40%).
 

Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng- Ảnh: ST

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là con số thống kê chưa đầy đủ. Bởi trên thực tế, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, chỉ có 20% số người mắc bệnh đi khám.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh tâm thần, như: di truyền, mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh hoặc bị tác động, ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường cuộc sống hàng ngày, như nghiện game, rượu, ma túy tổng hợp… Ngoài ra, do nhiều người ngày càng phải đối mặt với áp lực về kinh tế, công việc, học hành căng thẳng hay biến cố trong đời sống cá nhân cũng gây ra những tác động không nhỏ tới tâm trí.

TS.BS chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng- Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 chia sẻ, công tác truyền thông về sức khỏe tâm thần hiện còn rất hạn chế nên người dân chưa biết cách nhận diện bệnh. Nhiều người dân còn đánh đồng người bệnh tâm thần là người điên, dẫn đến kỳ thị, làm cho người bệnh cũng như người nhà giấu bệnh hoặc không được điều trị đúng phương pháp. Có trường hợp bệnh nhân đã được chữa khỏi, nhưng do kỳ thị làm hạn chế việc tái hòa nhập cộng đồng, dẫn đến người bệnh bị tách rời, xa lánh khiến họ dễ rơi vào trầm cảm và tái phát bệnh. Nhiều người còn lo ngại nếu mình bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội xung quanh, vì vậy, họ chọn cách giấu bệnh, không đi khám chữa... dẫn tới tỷ lệ đi khám các bệnh tâm thần rất thấp.

Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn nhân lực y, bác sĩ chuyên ngành tâm thần, cũng như thiếu cơ sở chuyên khoa tâm thần chuyên biệt để điều trị cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tâm thần chưa kịp thời. Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, sự đầu tư từ Chính phủ và sự tham gia của các khu vực xã hội, y tế và giáo dục, truyền thông trong các chương trình can thiệp lồng ghép mang tính toàn diện về sức khỏe tâm thần là vô cùng cần thiết. Các can thiệp này nên kết nối với các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về cách chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Dưới góc độ chính sách, các chuyên gia của UNICEF khuyến nghị, Việt Nam cần tăng cường các chính sách phối hợp trong tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh niên; xem xét hoàn thiện luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong hệ thống trợ giúp xã hội và an sinh xã hội tại Việt Nam, nhằm mục tiêu: tăng cường nguồn nhân lực; cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng; có những chính sách đặc thù dành cho đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Các chương trình y tế trường học cũng cần có những nội dung cụ thể hơn về chăm sóc sức khỏe tâm thần và trợ giúp tâm lý xã hội cho học sinh. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cần sớm thông qua Chiến lược Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2018-2025, hướng trọng tâm vào việc cung ứng bảo hiểm y tế toàn dân, ưu tiên cho các vùng nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương khác….

Các bác sĩ khuyến cáo, bản thân mỗi người dân cần tự trang bị kiến thức về sức khỏe tâm thần để biết cách đối phó và giải quyết khi gặp các sang chấn tâm lý. Khi bị bệnh phải đến các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị. Nếu gặp phải những sang chấn tâm lý nên tự mình giải quyết, không nên kéo dài tình trạng mâu thuẫn, bị ám ảnh, ức chế lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần.

HỒNG HẢI

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201