Thứ Ba, 30/4/2024 - 14:22:58 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Bộ Y tế quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2

THỨ TƯ, 10/11/2021 09:30:05 | Y TẾ
(BKTO) - Sáng 09/11, Bộ Y tế cho biết, thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ về một số nội dung liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật và giá xét nghiệm Covid-19, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn giá xét nghiệm SARS-CoV-2.

Theo đó, 3 trường hợp áp dụng thanh toán theo Thông tư gồm: Thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT); người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả; các trường hợp được NSNN chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Thông tư không áp dụng đối với các trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do NSNN chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định tại Thông tư chỉ tính chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và thực hiện trả kết quả xét nghiệm, chi phí tiền lương; chưa tính chi phí khấu hao và quản lý.
 

Bộ  Y tế quy định mức giá tối đa nhằm điều chỉnh, quản lý tốt hơn giá xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: Bộ Y tế


Đối với xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR, giá của một dịch vụ xét nghiệm gồm mức giá của 2 bước để thuận tiện cho quá trình thực hiện gồm: Chi phí lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm; Chi phí thực hiện xét nghiệm.

Do sinh phẩm hóa chất có dải giá rộng và đang biến động do diễn biến dịch bệnh phức tạp, vì vậy chi phí xét nghiệm thực hiện thực thanh, thực chi theo loại test đã sử dụng và theo kết quả đấu thầu của đơn vị.

Tuy nhiên, để có thể quản lý giá xét nghiệm, Thông tư đã quy định mức thanh toán tối đa dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm mà cơ sở y tế được thu và thanh toán. Trường hợp chi phí thực hiện xét nghiệm cao hơn tổng mức được thanh toán thì cơ sở y tế được quyết toán phần chênh lệch thiếu vào nguồn kinh phí giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.

Chẳng hạn, Thông tư quy định "Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh" với mức tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm là 109.700 đồng/xét nghiệm. Giá dịch vụ test nhanh (gồm chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương) của đơn vị theo mức giá khám, chữa bệnh BHYT hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 16.400 đồng/xét nghiệm.

Giả sử chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 50.000 đồng/test thì đơn vị được thu của người xét nghiệm, thanh toán với Quỹ BHYT (theo tỷ lệ), thanh toán với NSNN là 66.400 đồng/xét nghiệm (không được thu và thanh toán theo mức tối đa 109.700 đồng/xét nghiệm).

Trường hợp chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 100.000 đồng/test. Mặc dù chi phí của xét nghiệm là 116.400 đồng/xét nghiệm nhưng đơn vị chỉ được thu của người bệnh, thanh toán với Quỹ BHYT (theo tỷ lệ), thanh toán với NSNN theo mức giá là 109.700 đồng/xét nghiệm; còn 6.700 đồng được quyết toán vào nguồn kinh phí đã giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.

Đối với xét nghiệm bằng RT-PCR: Thông tư đã hướng dẫn và quy định cụ thể việc thực hiện mức giá trong trường hợp gộp mẫu theo các phương pháp gộp mẫu hướng dẫn tại Quyết định số 1817/QĐ-BYT ngày 07/4/2021.

Bộ Y tế cũng cho biết, cùng với việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở y tế có trách nhiệm mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; đồng thời yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, về đấu thầu đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, không để tăng giá dịch vụ xét nghiệm bất hợp lý.

Việc ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 cùng với việc Bộ Y tế đang hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế sẽ giúp điều chỉnh, quản lý tốt hơn về giá test xét nghiệm và giá xét nghiệm SARS-CoV-2, giúp tiết kiệm hơn cho cơ sở y tế cũng như người dân, đồng thời vẫn kiểm soát được chất lượng sinh phẩm xét nghiệm./.

Đ. KHOA
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023: Đánh giá kỹ lưỡng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư

(BKTO) - Xây dựng dự toán thu chưa sát thực tế; tăng thu thiếu bền vững; giải ngân chậm… là những vấn đề không mới song tiếp tục được các đại biểu Quốc hội chỉ ra qua đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, hiệu quả hơn để

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201