Thứ Sáu, 29/3/2024 - 04:43:18 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Tiếp tục điều chỉnh nhiều thuế suất trong dự thảo sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

THỨ TƯ, 02/10/2019 16:10:24 | TƯ VẤN PHÁP LUẬT
(BKTO) - Từ giữa tháng 3/2019 tới nay, Bộ Tài chính đã 2 lần gửi xin ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi để xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, đến giữa tháng 9/2019, các kiến nghị mới phát sinh vẫn tiếp tục gửi về. Hiện nay, Bộ Tài chính đã giải trình, tiếp thu và xin ý kiến một lần nữa trước khi trình Chính phủ bản cuối trước khi ban hành.

Các mặt hàng sữa chưa được xem xét giảm thuế- Ảnh: ST

Không giảm thuế nhập khẩu sữa

Một mặt hàng được sự quan tâm của doanh nghiệp là sữa. Hội đồng xuất khẩu Sữa Hoa Kỳ đề nghị giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các sản phẩm sau: Sữa bột tách kem; Sữa bột nguyên kem; Pho mát và sữa đông; Albumin sữa. Lý do được đưa ra là các sản phẩm sữa của Hoa Kỳ có giá cạnh tranh, các nhà cung cấp Hoa Kỳ là nhà cung cấp ưu thích và là đối tác hiện tại trong việc phát triển và mở rộng ra thị trường quốc tế của ngành sữa nội địa và các công ty trong nước. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp sữa Việt Nam đang tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc khó đảm bảo đủ nguồn cung cho các sản phẩm sữa, trong khi việc không tiếp cận với các sản phẩm nhập khẩu có giá cạnh tranh theo thuế MFN tiềm ẩn nguy cơ đối với việc bình ổn giá. Giảm thuế MFN cho các sản phẩm nhập khẩu sẽ giúp tăng cường sức mạnh của ngành sữa Việt Nam.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) kiến nghị xem xét giảm thuế suất thuế nhập khẩu của sữa công thức cho trẻ em (1901.10.20); sản phẩm dinh dưỡng y tế (1901.10.91, 1901.90.11, 1901.90.39, 1901.90.91). Các sản phẩm này đang có mức thuế suất MFN hiện tại là 10% và được AmCham đề xuất giảm xuống còn 7%. Cùng với đó, đề nghị giảm thuế MFN các chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thiếu lactaza (2106.90.81); loại khác (2106.90.89) từ 15% xuống 10% và sản phẩm dinh dưỡng y tế khác (2106.90.96) từ 10% xuống 7%.

Thực tế, hiện nay, mặt hàng sữa bột tách kem có mức thuế suất MFN là 5%; ATIGA (Biểu thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) là 0%, AANZFTA (Biểu thuế ASEAN- Australia/New Zealand) là 0-5%. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này năm 2018 là 172,9 triệu USD, chủ yếu từ các nước có thuế suất MFN. Tương tự, mặt hàng pho mát và sữa đông có thuế suất MFN là 10%; ATIGA là 0%, AANZFTA là 0-4%, kim ngạch nhập khẩu năm 2018 là 12,6 triệu USD, chủ yếu từ các nước có thuế suất AANZFTA. Mặt hàng Albumin sữa thuế suất MFN là 5-10%; ATIGA là 0%, AANZFTA là 0-4%, kim ngạch nhập khẩu năm 2018 là 16,3 triệu USD, chủ yếu từ các nước có thuế suất MFN. Mặt hàng sữa công thức cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y tế (1901.10.20, 1901.10.91, 1901.90.11, 1901.90.39, 1901.90.91) có thuế suất MFN là 10%-15%; kim ngạch nhập khẩu năm 2018 là 277 triệu USD, trong đó nhập khẩu 63% từ các nước ASEAN (Singapore, Thái lan, Malaysia, Philippines). Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các mã hàng nêu trên đối với từng Hiệp định ATIGA, VKFTA (Biểu thuế Việt Nam- Hàn Quốc), AKFTA (Biểu thuế ASEAN- Hàn Quốc), AANZFTA là 0%. Riêng mã hàng 1901.90.39 thuộc Hiệp định AKFTA là 20% năm 2019, năm 2021 là 5%. Chế phẩm sơ sinh dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (2106.90.81, 2106.90.89) có thuế suất MFN là 15%, cam kết WTO là 20%; kim ngạch nhập khẩu 2018 của mã 2106.90.81 khoảng 600 ngàn USD chủ yếu từ Hà Lan, Bồ Đào Nha; mã 2106.90.89 là khoảng 2 triệu USD, nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc, nhập khẩu từ Mỹ chỉ khoảng 214 ngàn USD. Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác, mã hàng 2106.90.96 có thuế suất MFN là 10% (cam kết WTO là 15%). Kim ngạch nhập khẩu 161 triệu USD chủ yếu từ Singapore, Mỹ. Thuế suất ưu đãi đặc biệt ATIGA là 0%.

Qua thống kê nói trên có thể thấy, mặt hàng sữa, phomat sữa đông, albumin được nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường New Zealand, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Australia và đã được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết (ATIGA, AANZFTA), cũng như sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu (EAEUFTA). Trong nước cũng đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất được mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa (Vinamilk, TH True Milk…).

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đã ban hành danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu trong đó có các mặt hàng sữa, đồng thời mặt hàng sữa là hàng thuộc danh mục quản lý giá và có tác động khá lớn trong việc tiêu dùng. Trước đây, Mỹ và Phòng Thương mại châu Âu đã nhiều lần đề xuất giảm thuế mặt hàng sữa và sau đó đã thúc đẩy việc ký kết FTA Việt Nam- EU và CPTPP. Mỹ là quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định CPTPP nhưng sau đã rút khỏi Hiệp định này và dự kiến sẽ tiến hành đàm phán Hiệp định song phương với Việt Nam.

Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất chưa xem xét giảm thuế các mặt hàng thuộc các nhóm 0402, 0406, 3502, 1901, 2106 để thúc đẩy việc đàm phán FTA với Mỹ. Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên mức thuế nhập khẩu MFN các mặt hàng sữa và sản phẩm sữa thuộc các nhóm hàng 0402, 0406, 3502 nhằm hỗ trợ ngành sữa trong nước ổn định phát triển.

Giảm thuế cho động cơ ô tô chạy dầu

Một sản phẩm khác cũng nhận được sự quan tâm là ô tô. Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) kiến nghị điều chỉnh lại thuế suất MFN của các mặt hàng động cơ ô tô thuộc mã 8408.20.22, 8408.20.21 từ 25% về 20% nhằm đảm bảo tính công bằng cho các mặt hàng động cơ xe ô tô (xăng và dầu).

Mặt hàng động cơ dầu có dung tích xi lanh không quá 2.000cc thuộc mã 8408.20.21 và dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 3.500cc mã 8408.20.22, thuế suất MFN là 25% cùng có cam kết WTO là 25%, ATIGA là 0% , ACFTA là 20% (từ 2019). Kim ngạch nhập khẩu năm 2018 là 3,92 triệu USD, chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, mặt hàng động cơ xăng thuộc nhóm 84.07 hiện có thuế suất MFN là 20% (bằng mức cam kết trần WTO). Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu các mã hàng 8408.20.21, 8408.20.22 từ 25% xuống 20% nhằm thống nhất với mức thuế suất các mặt hàng đông cơ xăng để thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật (do không thể tăng động cơ xăng lên 25%). Nếu giảm thuế như vậy thì số thu NSNN dự kiến giảm khoảng 49,4 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến ô tô, VAMA đề nghị làm rõ mô tả HS tại nhóm 9845 (hộp số xe ô tô 9845.71.00 đến 9845.80.00) để tránh hiểu lầm cho cơ quan Hải quan cũng như doanh nghiệp khi áp dụng vì hộp số của xe ô tô chưa sản xuất được tại Việt Nam. Nhóm 9845 quy định thuế suất đối với các mặt hàng phụ tùng, linh kiện ô tô nhập khẩu để triển khai thực hiện Quyết định 229/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Theo Bộ Tài chính, đây là các linh kiện, phụ tùng trong nước đã sản xuất được căn cứ theo Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo đó được quy định mức thuế suất 15%-25%, cao hơn mức thuế suất các mã hàng tương ứng của các mặt hàng này tại 97 Chương của Biểu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, theo Thông tư số 01/2018/BKHĐT (thay thế Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT) thì không còn tên các mặt hàng Hộp số HS14, HS19, GT10, GT2, HDC (tương ứng với các mã hàng 9845.71.00 đến 9845.75.00). Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất bỏ các dòng thuế từ 9845.71.00 đến 9845.75.00. Đối với mặt hàng Hộp giảm tốc, trục vít, bánh vít (mã 9845.80.00) vẫn có tên trong Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT thì vẫn giữ nguyên tại nhóm 9845.

Một số mặt hàng khác trong nước đã sản xuất được thuộc các ngành cơ khí trọng điểm, điện- điện tử, hàng may mặc (Chương 61, 62, 63, 84, 85, 87 Phụ lục II- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) được Bộ Công Thương đề nghị áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo mức trần của các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên do đây là các lĩnh vực sản xuất có tiềm năng thị trường rất lớn và các doanh nghiệp trong nước có nhiều dư địa để phát triển nhằm tận dụng các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Qua rà soát, Bộ Tài chính nhận thấy các mức thuế suất các mặt hàng may mặc thuộc Chương 61, 62, 63 đã được quy định bằng mức trần cam kết WTO. Đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực cơ khí, điện- điện tử tại Chương 84, 85, 87 cơ bản đã đảm nguyên tắc ban hành thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Cụ thể: “Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường 2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô…”.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Nghị định của Chính phủ thực hiện các Hiệp định song phương và đa phương được thực hiện theo đúng lộ trình cam kết thuế suất, không đẩy nhanh so với cam kết nhằm hỗ trợ trong nước sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

ĐÔNG SƠN (theo haiquanonline.vn)

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư xúi giục khách hàng khai sai sự thật bị phạt tới 40 triệu đồng

Luật sư xúi giục khách hàng khai sai sự thật bị phạt tới 40 triệu đồng

(BKTO) - Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định cụ thể hành vi và mức phạt vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư, trong đó nêu rõ: Luật sư cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 30-40 triệu đồng.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201