Thứ Năm, 02/5/2024 - 14:12:04 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Các giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong tình hình mới

CHỦ NHẬT, 18/09/2022 19:48:10 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Ngày 16/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Trong những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

Quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành

Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu); tăng cường quản lý, kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống, nhất là xăng, dầu; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; làm tốt công tác quy hoạch…

Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tranh thủ cơ hội, tận dụng thời cơ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Theo dõi sát diễn biến tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh mới; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực...

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Phân tích, đánh giá, dự báo tình hình thế giới, trong nước, việc điều chỉnh chính sách của các nước tác động đến kinh tế-xã hội nước ta; kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, đối sách phù hợp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả, quyết liệt Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Đôn đốc đẩy mạnh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung, dự kiến đề xuất phân bổ nguồn vốn đầu tư công với các cấp có thẩm quyền, bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún, chia cắt.

Đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương xây dựng, thẩm định, hoàn thiện các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với chính sách tiền tệ; có giải pháp huy động đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội…

Bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia; quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, bảo đảm trong giới hạn theo quy định và khả năng trả nợ.

Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, kịp thời nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp điều hành giá, các chính sách về thuế, phí và các chính sách khác. Chú trọng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, nhất là về tỷ giá, lãi suất, tín dụng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với chính sách tài khóa để vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng. Khẩn trương triển khai có hiệu quả kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý đối với các ngân hàng thương mại yếu kém và Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; hướng tín dụng vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khẩn trương hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh việc triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho vay theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ.

Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của các Bộ, ngành khác như: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường…/.
HỒNG NHUNG

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201