Thứ Năm, 25/4/2024 - 00:55:50 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với dự án PPP - những câu hỏi còn bỏ ngỏ

THỨ NĂM, 12/03/2020 11:05:00 | GÓC NHÌN CHUYÊN GIA
(BKTO) - Ở Việt Nam, PPP được hiểu là đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Theo đó, Nhà nước và nhà đầu tư phối hợp thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án hoặc hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư, DN để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Sau khoảng 1 thập kỷ thực hiện PPP chủ yếu thông qua hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và  BT (xây dựng - chuyển giao), nước ta đã huy động được hàng trăm nghìn tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng và hiện đại, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư theo hình thức PPP đã và đang bộc lộ những bất cập, sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng thất thoát tài sản nhà nước, giá trị dự án vượt xa so với thực tế, xung đột giữa chủ đầu tư khai thác dự án với người sử dụng, thiếu công khai, minh bạch, gây bức xúc xã hội… 

Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP) là cần thiết, cấp bách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hành vi của tất cả các bên liên quan, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dự án PPP, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của PPP, kịp thời ngăn chặn và xử lý có hiệu quả những sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Để khắc phục những hạn chế này, ngoài việc xem xét, cân nhắc các quy định về phạm vi điều chỉnh và lĩnh vực đầu tư, nguyên tắc áp dụng hợp đồng, nguồn vốn của Nhà nước trong dự án PPP…, Dự thảo Luật cần phải làm rõ KTNN có vai trò như thế nào đối với việc kiểm toán các dự án PPP?

Để có câu trả lời xác đáng, trước hết, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán dự án PPP, từ đó tham khảo và áp dụng tại Việt Nam cho phù hợp. Khi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, hai vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất, các nước thực hiện kiểm toán dự án PPP ra sao? KTNN tham gia như thế nào vào các dự án này? Nếu ở các nước, KTNN kiểm toán dự án PPP thì không có lý do gì khi vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài lại quan ngại KTNN. Thứ hai, cần phải khẳng định rằng: hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam đã tiệm cận thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Do đó, nếu các nước trên thế giới kiểm toán nguồn vốn tham gia PPP mà không phân biệt đó là nguồn vốn nhà nước hay tư nhân, nguồn vốn trong hay ngoài nước thì KTNN Việt Nam hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm này để kiểm toán dự án PPP. 

Mặt khác, Quốc hội có chức năng rất quan trọng là giám sát tối cao mà KTNN là công cụ sắc bén, hữu hiệu và gần như là quan trọng nhất để thực hiện chức năng này. Vậy hà cớ gì lại hạ thấp vai trò giám sát của Quốc hội đối với các dự án PPP có trị giá hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng?

Còn theo quy định pháp luật hiện hành, KTNN thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ngoài cơ sở pháp lý này, để xác định rõ vai trò của KTNN trong các dự án PPP, chúng ta cần tìm hiểu, phân biệt một số thuật ngữ, khái niệm liên quan. 

Theo Dự thảo Luật PPP, tài chính công chính là vốn nhà nước hỗ trợ để thực hiện dự án PPP. Tuy nhiên, Dự thảo Luật lại chưa đề cập đến tài sản công. Vậy dự án PPP trong quá trình xây dựng, hoàn thành, khai thác, chuyển giao quyền sở hữu thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của ai? Nếu đó là của công, tài sản công thì KTNN kiểm toán là đúng luật…

Liên quan đến tài chính, Dự thảo Luật PPP chỉ đặt vấn đề kiểm toán phần vốn của Nhà nước, trong khi đó, phần đóng góp của Nhà nước lại phụ thuộc vào việc xác định giá trị dự án PPP. Điều này chưa phù hợp với thực tế. Nếu chỉ kiểm toán phần vốn nhà nước mà bỏ qua tổng vốn dự án và phần vốn góp bên ngoài nhà nước thì chắc chắn đây sẽ là một lỗ hổng và sẽ rất khó xử lý được tình trạng thất thoát, lãng phí trong dự án PPP. 

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, việc ban hành Luật PPP, trong đó quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của KTNN đối với các dự án PPP là cần thiết. Mong rằng, trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp, xem xét, làm rõ hơn vai trò này của KTNN để bảo vệ lợi ích quốc gia. Đồng thời, đã đến lúc, KTNN cần chuẩn bị chương trình hành động cụ thể, thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính và đặc biệt là kiểm toán hoạt động đối với dự án PPP, giúp Quốc hội, Chính phủ giám sát, quản lý tốt hơn để những dự án này không chỉ phục vụ lợi ích của Nhà nước mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội.

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH - Chuyên gia Kinh tế

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân

Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân

(BKTO) - Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201