Thứ Năm, 25/4/2024 - 01:19:01 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán môi trường - yêu cầu bức thiết về luật pháp và thực tiễn

THỨ NĂM, 15/10/2020 08:45:00 | GÓC NHÌN CHUYÊN GIA
(BKTO) - Theo Phòng Thương mại quốc tế (ICC), kiểm toán môi trường (KTMT) là công cụ quản lý nhằm đưa ra những đánh giá mang tính hệ thống, được ghi chép, mang tính chất thời kỳ và khách quan về việc trang bị, quản lý và tổ chức các vấn đề môi trường có được thực hiện tốt hay không với mục đích bảo vệ môi trường bằng cách làm đơn giản quá trình thực hiện và đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách về môi trường của DN, bao gồm các yêu cầu tuân thủ và các chuẩn mực phải thực hiện.

Theo INTOSAI (Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao), KTMT không khác biệt đáng kể so với kiểm toán thông thường, được thực hiện bởi các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). KTMT có thể bao gồm tất cả các loại kiểm toán: kiểm toán tài chính, tuân thủ và hoạt động. Đối với kiểm toán tuân thủ, KTMT kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường; đối với kiểm toán báo cáo tài chính, KTMT kiểm tra và xác nhận các báo cáo tài chính, các khoản kinh phí cho hoạt động môi trường; đối với kiểm toán hoạt động, KTMT đánh giá tính chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và kinh tế của các chính sách, chương trình, dự án phục vụ cho việc bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 của Việt Nam, KTMT là công cụ quản lý sắc bén, hiệu quả, giúp các DN nhận thức rõ những vấn đề môi trường đang xảy ra là rất nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện môi trường một cách hiệu quả. Trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, KTMT là một nội dung quan trọng và mang tính đột phá trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.

 Thực hiện Tuyên bố Hà Nội tại Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 và đặc biệt với cương vị là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, KTNN Việt Nam có trách nhiệm đi đầu trong việc định hướng phát triển KTMT lên tầm cao mới. 
Ở Việt Nam, trước năm 2015, hoạt động KTMT chủ yếu được KTNN lồng ghép trong các cuộc kiểm toán chuyên đề, chương trình mục tiêu hoặc dự án đầu tư. Từ năm 2008, KTNN đã quyết định thành lập Nhóm công tác về KTMT, đưa nội dung về KTMT vào kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. Từ năm 2015 trở lại đây, KTNN đã từng bước thực hiện các cuộc KTMT dưới hình thức kiểm toán hoạt động.  

Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ riêng của một quốc gia, mà là của toàn nhân loại. Việt Nam đã, đang và sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức về môi trường, như: ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước; áp lực biến đổi khí hậu và suy thoái về tài nguyên, đa dạng sinh học…  KTNN với mục tiêu trở thành công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính và tài sản quốc gia cần phải tham gia vào KTMT…

Theo tinh thần đó, cần bổ sung chức năng, nhiệm vụ KTMT cho KTNN vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020, theo đó, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần bổ sung một điều về KTMT do KTNN thực hiện tại Chương XIV về “Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo môi trường”. Điều này là hết sức bức thiết cả về pháp lý và thực tiễn, bởi lẽ: Môi trường là tài sản công (theo Luật KTNN, bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng tài nguyên thiên nhiên khác...) và nguồn lực tài chính chi cho bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục chủ yếu là tài chính công - là đối tượng kiểm toán của KTNN. 

Nói cách khác, việc bổ sung nhiệm vụ KTMT vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là phù hợp theo Hiến pháp và Luật KTNN hiện hành. Theo đó, KTNN là cơ quan hiến định độc lập, có trách nhiệm KTMT để phục vụ Quốc hội giám sát công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý chức năng, giúp Chính phủ tăng cường các biện pháp quản lý, góp phần nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Với tinh thần đó, có thể khẳng định: Việc đưa hoạt động KTMT của KTNN vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tới của Quốc hội là hết sức cần thiết. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng thuận lợi cho KTNN thực hiện tốt hơn vai trò đã được Hiến định, trực tiếp và gián tiếp góp phần cải thiện năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong thế kỷ 21.

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân

Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân

(BKTO) - Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201