Thứ Hai, 20/5/2024 - 11:03:08 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Triển vọng phục hồi ngành Thực phẩm - Đồ uống sau đại dịch Covid-19

THỨ BẢY, 23/10/2021 13:21:26 | ĐẶC SAN CUỐI THÁNG
(BKTO) - Đánh giá triển vọng ngành Thực phẩm - Đồ uống trong những tháng cuối năm 2021, phần lớn các DN trong ngành được khảo sát đều tỏ ra thận trọng hơn so với thời điểm cách đây một năm. 78% số DN cho rằng trong nửa cuối năm 2021, tình hình kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với mức 37% của năm 2020. Tuy nhiên vẫn có tới 80% DN tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam sau đại dịch.

Tiềm năng phục hồi sau đại dịch

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khoảng 3,8%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh Việt Nam vừa gồng mình chống dịch vừa nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế. Theo đó, các đợt bùng phát dịch sẽ dần được kiểm soát, tạo đà cho phục hồi kinh tế vào quý IV/2021.

Giai đoạn phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc xin trên diện rộng, với ít nhất 70% dân số trưởng thành được tiêm chủng vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng mới. Do vậy, thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Thực phẩm - Đồ uống cũng được dự báo khá tích cực với 47% số DN ước tính mất khoảng 6 tháng để phục hồi; 33% số DN cho biết sẽ mất khoảng 7-12 tháng để phục hồi và 13% số DN cho biết sẽ mất nhiều hơn 12 tháng.

Đặc biệt, Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” mới được ban hành được coi như một “cú hích” giúp địa phương và DN giải quyết nút thắt về logistics và lao động, từ đó thúc đẩy tốc độ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
 

Nguồn: VNR, khảo sát tháng 8/2020 và tháng 8/2021


Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, xoay trục chiến lược phòng, chống dịch bệnh theo hướng “sống chung an toàn với Covid-19”. Khi các lệnh giãn cách xã hội dần được nới lỏng một cách thận trọng, cộng đồng DN đang bắt đầu có những chuyển biến phù hợp với đặc điểm mới của thị trường hình thành trong quá trình thích nghi với đại dịch.

Trong đó, các DN trở lên linh hoạt hơn; đầu tư nhiều hơn vào công nghệ; hướng đến khả năng phục hồi và có những phương thức mới để phục vụ khách hàng; bộ máy vận hành cũng được tinh gọn hơn… Bên cạnh đó, những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến việc định hình thị trường Thực phẩm - Đồ uống giai đoạn “sống chung an toàn với Covid-19”.

Thời gian qua, để thích ứng với đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã có những thay đổi trong chi tiêu. Có tới 75% số người tham gia khảo sát đã tăng chi tiêu cho thực phẩm tự chế biến tại nhà kể từ khi Covid-19 bùng phát, 46% trong số đó dự kiến tiếp tục duy trì thói quen này khi có miễn dịch cộng đồng.

Hướng đến sự tiện ích và chất lượng dịch vụ

Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm, đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát. Ở một số danh mục sản phẩm cụ thể, khảo sát cũng chỉ ra đã có một luồng dịch chuyển rõ nét từ thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến, đặc biệt là nhóm thực phẩm.
 

Nguồn: VNR, khảo sát tháng 8/2021


Để ứng phó với những khó khăn trước mắt cũng như chuẩn bị cho việc quay trở lại hoạt động bình thường, các DN Thực phẩm - Đồ uống định hướng phát triển toàn diện về quản trị vận hành, chiến lược sản phẩm, tương tác khách hàng và ứng dụng công nghệ.

Là ngành công nghiệp có yêu cầu về xoay vòng vốn nhanh, dĩ nhiên, tăng trưởng doanh thu là ưu tiên hàng đầu của các DN Thực phẩm - Đồ uống. Động lực tăng trưởng doanh thu của DN Thực phẩm - Đồ uống dự kiến đến từ thị trường nội địa (88%), kênh phân phối truyền thống (86%) và danh mục sản phẩm cốt lõi (69%).

Mặc dù các kênh thương mại điện tử, trực tuyến hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh hơn, nhưng việc thiếu một hệ sinh thái logistics toàn diện vẫn tiếp tục là một trở ngại trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh thương mại điện tử, trực tuyến nhiều hơn.

Do vậy, DN trong ngành cần phát triển các chiến lược tiếp cận thị trường bằng việc xây dựng nhiều kênh bán hàng, từ đó phát triển mô hình bán hàng đa kênh, đồng thời nỗ lực khắc phục các vấn đề tồn tại của việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như logistics, vận chuyển, hoặc thu hút khách hàng.
 

Nguồn: VNR, khảo sát tháng 8/2021


Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam mong muốn được trải nghiệm mua sắm tốt hơn, thậm chí mong muốn này được ưu tiên hơn cả các chương trình giảm giá sâu hoặc khuyến mại lớn. Với mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, để từ đó gia tăng sự trung thành của khách hàng, các DN trong ngành cần gia tăng tương tác với khách hàng, hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để có chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả hơn trong bối cảnh mới.

Kết quả khảo sát cho thấy, cứ 10 người thì có đến 4 người đã từng chuyển sang dùng một nhãn hiệu sản phẩm mới hoặc thay thế sản phẩm mà họ thường mua trong thời gian bùng phát Covid-19. Nguyên nhân chính là do tính không sẵn có của sản phẩm thường dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội (61%).

Điều này cho thấy xu hướng linh hoạt, dễ chấp nhận trong việc lựa chọn nhãn hiệu của người tiêu dùng trong bối cảnh “sống chung an toàn với Covid-19”. Tất nhiên, bên cạnh tính đa dạng và sẵn có của sản phẩm, uy tín thương hiệu là yếu tố mà người tiêu dùng ưu tiên xem xét khi lựa chọn thực phẩm, đồ uống.

QUỲNH ANH
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương hướng đến phát triển hành lang logistics thông minh, thân thiện với môi trường

Bình Dương hướng đến phát triển hành lang logistics thông minh, thân thiện với môi trường

(BKTO) – Đây là thông tin được cho biết tại Hội nghị giao thương xúc tiến thương mại Hoa Kỳ ngành logistics năm 2022 do Sở Công thương tỉnh Bình Dương và Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) Tacoma đồng tổ chức mới đây.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201