Thứ Sáu, 29/3/2024 - 04:57:09 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Thị trường BĐS ổn định, nhà ở xã hội vẫn “neo” vốn

THỨ HAI, 14/08/2017 13:00:00 | BẤT ĐỘNG SẢN
(BKTO) - Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang duy trì tăng trưởng ổn định, tồn kho BĐS tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm. Tình hình phát triển nhà ở xã hội đã và đang thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt vốn đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội vẫn đang đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ.

Thêm 2.300 DN tham gia thị trường

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, thị trường BĐS tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, thể hiện qua các yếu tố: giá cả, số lượng giao dịch, tính thanh khoản ổn định, không có nhiều biến động, tồn kho giảm, cơ cấu hàng hóa tiếp tục được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu đa dạng của thị trường; tín dụng trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng trưởng.

Cụ thể, tại Hà Nội, 6 tháng qua, thị trường có khoảng 6.700 giao dịch thành công. Tại TP. HCM có khoảng 7.200 giao dịch. Giá nhà tại khu vực nội đô tại một số dự án có vị trí thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, tiến độ thi công tốt, chủ đầu tư uy tín, có chính sách bán hàng và khuyến mại hấp dẫn, giá bán tăng nhẹ 3-5% so với năm 2015 (cá biệt có dự án tăng 10%).

Tính đến ngày 20/5/2017, tổng giá trị tồn kho BĐS khoảng 27.894 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm 100.654 tỷ đồng (giảm 73%); so với tháng 12/2016 giảm 3.129 tỷ đồng (giảm 10,09%).

Sự tăng trưởng ổn định đã khiến cho số lượng DN trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng nhanh. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nay, có 8.200 DN xây dựng mới được thành lập, trong đó có 2.300 DN kinh doanh BĐS.

Để tiếp tục duy trì sự ổn định của thị trường BĐS, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết: Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các quy định mới của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và các văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư thị trường BĐS. Đảm bảo yếu tố tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để kiểm soát thị trường phát triển ổn định, lành mạnh. Đồng thời, tiếp tục tái cơ cấu thị trường BĐS gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

Tích cực triển khai nhà ở xã hội

Cùng với sự tăng trưởng ổn định của thị trường BĐS, việc phát triển nhà ở xã hội trong 6 tháng đầu năm cũng thu được nhiều kết quả tích cực. Nhiều dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành giải quyết được bài toán nhà ở cho hàng nghìn người.

Cụ thể, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 184 dự án, với quy mô 72.000 căn hộ; các địa phương đang tiếp tục triển khai 195 dự án với quy mô xây dựng khoảng 165.000 căn hộ trong chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại các khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp, học sinh, sinh viên...

Đáng chú ý, đã có thêm 5 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành, cung cấp 1.225 căn nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân khu vực công nghiệp; 4 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 2.200 căn hộ. Chương trình nhà ở cho sinh viên cũng đã hoàn thành 89/95 dự án, 6 dự án đang trong quá trình hoàn thiện để giải quyết chỗ ở cho 220.000 sinh viên. Số lượng học sinh, sinh viên đã được bố trí vào ở tại các dự án đã hoàn thành đạt tỷ lệ bình quân khoảng 83%.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 6/2017, thực hiện Chương trình nhà ở cho người có công với cách mạng, Bộ đã hoàn thành hỗ trợ 24.935 hộ, nâng tổng số hộ được hỗ trợ lên 116.967 hộ (61.080 hộ xây mới và 55.887 hộ sửa chữa, cải tạo) và đang tiếp tục hỗ trợ cho khoảng 6.782 hộ. 

Đối với Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung, các địa phương đã hỗ trợ được 12.946/25.137 hộ nghèo, đạt 52% so với kế hoạch, vốn ngân sách Trung ương đã cấp 233/334 tỷ đồng (đạt 69,7%). Đối với Chương trình hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, các địa phương cơ bản hoàn thành việc phê duyệt Đề án và hoàn tất các điều kiện để triển khai.

Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên trong thời gian qua là sự thiếu hụt vốn đầu tư, mặc dù thời gian qua giải pháp xã hội hóa đã được phát huy, nhưng vốn đầu tư vẫn là một vấn đề nan giải cho việc phát triển nhà ở xã hội. Để giải quyết vấn đề nguồn vốn trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết: Bộ Xây dựng sẽ chủ động phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp về vốn cho nhà ở xã hội.

Song song với đó, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về việc thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, đề xuất giải pháp, nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2. Ngoài ra, Bộ tiếp tục kiến nghị giải pháp để triển khai phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho Ngân hàng Chính sách xã hội (2.000 tỷ đồng) để thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội.
 
HOÀNG LONG
Theo tuần báo số ra ngày 10/8/2017

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Hanoi Melody Residences thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cư dân

Hanoi Melody Residences thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cư dân

(BKTO) - Bên cạnh các yếu tố về vị trí, chủ đầu tư, chất lượng xây dựng…, người mua nhà ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí về sức khỏe và tinh thần trong việc lựa chọn tổ ấm.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201