Thứ Hai, 29/4/2024 - 11:33:42 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Còn lắm gian nan Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền

THỨ NĂM, 18/08/2016 15:30:00 | BẠN ĐỌC QUAN TÂM
(BKTO) - Trong nhiều năm qua, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, làm thiệt hại kinh tế của mỗi đơn vị, mỗi ngành, lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý nhóm vi phạm này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

`
6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã xử phạt trê 5,5 tỷ đồng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Ảnh TK
 
Xử lý gần 1.000 vụ vi phạm trong 6 tháng

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2012-2015, Thanh tra Bộ đã xử lý 485 vụ việc, 332 trường hợp vi phạm, xử phạt trên 5 tỷ đồng liên quan đến hàng giả, xâm phạm quyền SHTT. 6 tháng năm 2016, cơ quan này cũng đã xử lý trên 50 vụ việc theo đề nghị của chủ thể quyền và cảnh sát kinh tế. 

Còn thống kê của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho thấy, 6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 925 vụ, xử phạt trên 5,5 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 4,5 tỷ đồng về giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao bì; xử lý 222 vụ, phạt trên 734 triệu đồng, trị giá tang vật ước tính trên 5,3 tỷ đồng vi phạm giả về tem, nhãn bao bì hàng hóa…

Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho rằng, các cơ quan chỉ thụ lý và xử lý xâm phạm quyền SHTT khi người chủ của quyền SHTT bị xâm phạm báo cáo vụ việc lên cơ quan chức năng, do vậy thực tế việc xâm phạm quyền SHTT lớn hơn nhiều so với số liệu của các cơ quan chức năng.Theo nhận định của Cục Quản lý thị trường, Việt Nam nằm trong khu vực năng động nên nhiều nguồn cung về nguyên liệu tạo điều kiện cho tình trạng sản xuất hàng giả, hàng vi phạm SHTT gia tăng. Thời gian qua, vi phạm nổi cộm ở các nhóm mặt hàng: thực phẩm, vật tư nông nghiệp, dược phẩm, vật liệu xây dựng, hàng hoá tiêu dùng... Các đối tượng thường sản xuất số lượng nhỏ, làm đến đâu tiêu thụ đến đó, theo mùa vụ.

Đặc biệt, công nghệ thông tin ngày càng phát triển khiến việc kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền SHTT online ngày càng phổ biến nhưng khó phát hiện, khó kiểm soát. Thế nhưng, công tác xử lý còn khó khăn do chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý hành chính, ít vụ việc bị khởi tố hình sự; nhiều cơ quan thực thi nhưng phân công chưa phù hợp, chồng chéo, phân tán, hiệu quả cơ chế phối hợp chưa cao.

Tăng cường quản lý, nâng cao nhận thức người dân

Từ góc độ của cơ quan điều tra, Thượng tá Nguyễn Hữu Cừ - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công An) cho rằng, vì mục tiêu lợi nhuận, nên việc làm giả các sản phẩm được bảo hộ để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Hàng hóa nào có thương hiệu, có uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng thì lập tức có hàng giả.

Hàng giả xâm phạm SHTT không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được sản xuất ở nước ngoài sau đó đưa vào Việt Nam bằng cả đường chính ngạch, tiểu ngạch, trong đó chủ yếu nhập lậu qua biên giới phía Bắc để gắn nhãn mác giả và tiêu thụ. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vì nếu các đối tượng bị bắt giữ trên đường vận chuyển thì cơ quan chức năng không thể xử lý được hàng giả vì không chứng minh được ý thức chủ quan của người vận chuyển; hoặc hàng hóa mới chỉ là các chi tiết, chưa có nhãn mác và chưa là sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với hàng giả xâm phạm SHTT sản xuất trong nước, chủ yếu là sản xuất thủ công, hoặc lắp ráp linh kiện, đóng gói sản phẩm thì các đối tượng thường thuê địa điểm hẻo lánh, khu vực giáp ranh vừa để ở, vừa để làm hàng giả, thời gian thuê ngắn rồi đổi địa điểm khác để tránh bị phát hiện. Việc sản xuất được giữ bí mật, chia ra nhiều công đoạn, nhiều nơi khác nhau.

Trước hàng loạt khó khăn trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm SHTT, nhiều ý kiến cho rằng, SHTT là loại tài sản đặc biệt, tài sản vô hình, không thể bằng cách thuần túy để nhận dạng được.

Vì vậy trong thời gian tới, các cơ quan thực thi pháp luật cần tiếp tục nâng cao hiểu biết về quyền SHTT, phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế giúp cho các cán bộ thực thi nâng cao năng lực của mình để có thể nhanh chóng ứng phó được với tình trạng xâm phạm quyền SHTT ngày càng gia tăng; tiếp tục nghiên cứu xây dựng pháp luật về thực thi quyền SHTT, tăng cường các hoạt động thực thi, xử lý xâm phạm quyền SHTT. Ngoài ra, trong cuộc chiến này, người dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức hơn về quyền SHTT để góp phần vào việc xóa bỏ hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

LÊ HÒA

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 01/11: Gọi 156 miễn phí để phản ánh cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

Từ ngày 01/11: Gọi 156 miễn phí để phản ánh cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo

(BKTO) - Từ ngày 01/11, khi nhận các cuộc gọi rác có dấu hiệu lừa đảo, người dân có thể gọi hoặc nhắn tin miễn phí tới số 156 để thông báo.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201