Thứ Sáu, 02/5/2025 - 00:06:49 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Xác định trọng tâm, khâu đột phá trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật

THỨ BA, 31/08/2021 21:43:39 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Sáng 31/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Tiểu Ban xây dựng chuyên đề của Trung ương về “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội và các Bộ, ngành liên quan.

Chuyên đề Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là 1 trong 4 chuyên đề của Đảng đoàn Quốc hội trực tiếp thực hiện theo phân công của Ban chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Phó Ban chỉ đạo Trung ương, đồng thời là Trưởng Tiểu ban xây dựng chuyên đề này, cùng với 2 Phó Trưởng Tiểu ban là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng 23 thành viên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp- Ảnh: TTXVN

Tại cuộc họp, các thành viên Tiểu ban đã thảo luận về định hướng nội dung, kế hoạch, tiến độ, cách thức triển khai Chuyên đề, đồng thời xác định quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm từng thành viên và thành lập Tổ biên tập của Tiểu ban.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ biểu dương sự chuẩn bị của Ủy ban Pháp luật - cơ quan thường trực của Tiểu ban trong việc xây dựng các dự thảo kế hoạch và dự thảo đề cương. Đồng thời, ghi nhận, đánh giá cao ý kiến đóng góp chất lượng, gợi mở nhiều vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm tiến độ triển khai xây dựng theo Kế hoạch 02-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất phạm vi Chuyên đề cần tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đi liền với tổ chức thi hành pháp luật và đánh giá, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy trình lập pháp. Đồng thời, lưu ý tính kế thừa, tận dụng tối đa kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, để cập nhật làm rõ hơn các vấn đề đặt ra đồng thời có tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật của nhà nước pháp quyền.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, là một quốc gia đang phát triển, đi sau các nước phát triển, có lịch sử nhà nước pháp quyền lâu đời, Việt Nam có thể đón đầu bằng cách học hỏi được bài học thành công, tránh được thất bại, các “vết xe đổ”, học hỏi của các nước có chế độ xã hội tương đồng và phải đi nhanh hơn, vượt lên trước các quốc gia khác, đồng thời không chủ quan, duy ý chí trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật, bám sát các định hướng lớn trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Chiến lược này cũng phải dự báo được các xu hướng phát triển gắn với bối cảnh trong nước, quốc tế ở tất cả các lĩnh vực, thích ứng nhanh với thực tiễn, từ đó thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Quang cảnh cuộc họp - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Tiểu ban tập trung nghiên cứu, xác định rõ các vấn đề mới, có tính thuyết phục và xác định được trọng tâm, trung tâm, khâu đột phá trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật.

Là một nội dung thành phần thuộc Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổ biên tập cần phối hợp để hệ thống hoá và cung cấp tài liệu giúp Tiểu ban có cách nhìn tổng quan, gắn với các vấn đề liên quan của các chuyên đề khác./.
Đ.KHOA

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     2 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201