Thứ Sáu, 10/5/2024 - 23:03:01 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Việt Nam và Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD

THỨ SÁU, 16/07/2021 04:22:29 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Indonesia cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp đẩy mạnh giao thương, phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD theo hướng cân bằng.

Chiều 15/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo về hợp tác song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: chinhphu.vn


Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Joko Widodo khẳng định Indonesia rất coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược với Việt Nam lên tầm cao mới.

Về phía Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh Indonesia luôn là người bạn gắn bó và tin cậy của Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và tiếp cận nguồn vắc-xin phòng Covid-19 hiệu quả.

Tổng thống Joko Widodo đánh giá cao thành tích của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Indonesia đã hợp tác tốt với Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19; đề nghị Indonesia tiếp tục tạo điều kiện cho công dân Việt Nam tại Indonesia được khám chữa bệnh, cách ly và điều trị trong trường hợp cần thiết.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá hợp tác song phương trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại tiếp tục đạt kết quả tích cực. Trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại song phương vẫn được duy trì ổn định, đạt 8,2 tỷ USD năm 2020 và đạt 4,5 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021.

Hai bên cũng nhất trí cần tiếp tục thúc đẩy các cuộc trao đổi và tiếp xúc cấp cao, các cấp với các hình thức linh hoạt; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động giai đoạn 2019-2023 để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược và Tầm nhìn hợp tác quốc phòng song phương giai đoạn 2017-2022.

Để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp đẩy mạnh giao thương; hạn chế áp dụng các rào cản thương mại; tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, kết nối nói chung, cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản và gạo nói riêng.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn, giải quyết vấn đề phát sinh trên tinh thần hữu nghị và Đối tác chiến lược.

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông và tình hình tại Myanmar; nhất trí tăng cường phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức và diễn đàn đa phương và khu vực…/.

THIỆN TRẦN

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201