Thứ Ba, 16/4/2024 - 14:24:29 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Thành lập hai đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023

THỨ BA, 30/08/2022 17:55:00 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành hai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của UBTVQH năm 2023.

Một buổi làm việc của đoàn giám sát chuyên đề của UBTVQH với các Bộ, ngành. Ảnh minh họa: quochoi.vn


Theo đó, tại Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15, UBTVQH quyết nghị thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” gồm 19 thành viên, do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn.

Các đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát gồm: Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Hà Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phạm vi giám sát của Chuyên đề này là việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 trên phạm vi cả nước (từ thời điểm Nghị quyết số 88/2014/QH13 có hiệu lực thi hành).

Đối tượng giám sát gồm: Chính phủ và các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung giám sát nhằm tập trung đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội; kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

UBTVQH yêu cầu, Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành; báo cáo UBTVQH tại phiên họp tháng 8/2023 về kết quả giám sát; trình UBTVQH ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.

Tại Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH15, UBTVQH quyết nghị thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” gồm 24 thành viên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải là Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề này.

Ngoài ra, đại biểu mời tham gia giám sát có: đại diện lãnh đạo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nghị quyết của UBTVQH cũng nêu rõ, phạm vi giám sát của Chuyên đề là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát gồm: Chính phủ và các Bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung giám sát là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021; kiến nghị giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Đoàn giám sát báo cáo UBTVQH tại phiên họp tháng 9/2023 về kết quả giám sát; trình UBTVQH ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và gửi báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.

Hai Nghị quyết trên có hiệu lực từ ngày 29/8/2022./.

Đ. KHOA 
 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201