Chủ Nhật, 5/5/2024 - 09:35:30 Đường dây nóng: 096 774 2199 Liên hệ quảng cáo: (024) 6282 2201 Cơ quan: (024) 6282 2176 Email: kiemtoandientu@sav.gov.vn

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

THỨ SÁU, 28/10/2022 15:01:45 | THỜI SỰ - SỰ KIỆN
(BKTO) - Năm 2022, kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022 nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo e-Conomy SEA 2022 với chủ đề "Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội" đánh giá: Năm 2022, thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam.
Ảnh: Google, Temasek và Bain & Company.


Thông tin trên được Google công bố ngày 27/10 tại Báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 với chủ đề "Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội" do Google, Temasek (Quỹ đầu tư của chính phủ Singapore) và Bain & Company (Công ty Tư vấn quản lý có trụ sở tại Mỹ) thực hiện. Báo cáo cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo cho biết, sau đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động "bình thường mới" nhanh chóng. Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

Người dùng tại khu vực thành thị có mức tiếp nhận dịch vụ số cao nhất, trong đó, lĩnh vực thương mại điện tử, thực phẩm và tạp hóa đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96%, 85% và 85%.

Các dịch vụ tài chính số tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực cho vay số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép nhanh nhất ở mức 114%, lĩnh vực đầu tư dự kiến sẽ có bước nhảy vọt lớn nhất vào năm 2025 với mức hơn 106%. Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn.

Báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á cũng cho biết, Singapore và Indonesia vẫn là các điểm đến đầu tư chính trong năm 2022, trong khi Việt Nam và Philippines đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư ở khía cạnh dài hạn hơn.

Singapore và Indonesia vẫn là các điểm đến đầu tư chính trong năm 2022, trong khi Việt Nam và Philippines đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư ở khía cạnh dài hạn hơn.

Theo Báo cáo, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với GDP ở hầu hết các quốc gia trong khu vực và có thể đạt tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030 nếu có thể khai thác tối đa tiềm năng. Trong đó, nền kinh tế số Việt Nam sẽ là điểm nóng tăng trưởng vì sở hữu dân số ngày càng đông và nguồn lao động công nghệ nội địa có tay nghề cao./.
THÙY ANH

 

Bình Luận

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

(BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

Tin mới

  • Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng

    (BKTO) - Nhận diễn rõ các phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là sự chống phá trên mặt trận tư tưởng có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng các giải pháp phòng chống DBHB một cách toàn diện, hiệu quả.

     1 năm trước

Sự Kiện nổi bật

Chuyên đề

 Thời tiết
Các ấn phẩm Báo Kiểm toán

Liên hệ đặt báo: (024) 6282 2201